Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Lựa chọn và áp dụng một số trò chơi vận động nhằm nâng cao sự khéo kéo cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Bến Tre - Vĩnh Phúc (Trang 40)

6. Lăn bóng bằng tay

3.2.4.2. Kết quả thực nghiệm

Đánh giá việc sử dụng phương pháp trò chơi vận động nhằm nâng cao sự khéo léo cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Bến Tre, đã sử dụng 3 test trước và sau thực nghiệm.

Để đảm bảo tính khách quan làm cơ sở cho việc đánh giá các kết quả, trước khi đi vào thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra thành tích của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng.

41

Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm (nA = nB = 20).

Test 1 (giây) Tets 2 (giây) Test 3 (quả) Test Nhóm Chỉ số ĐC TN ĐC TN ĐC TN x 7''06 7''03 11''32 11''29 2,15 2,25  0,46 0,45 0,45 0,44 0,67 0,61 ttính 0,208 0,213 0,493 tbảng 2,101 P >0,05

Qua kiểm tra thành tích ban đầu của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng cho ta thấy:

Test 1: ttớnh = 0,208 < tbảng = 2,101

Test 2: ttớnh = 0,213 < tbảng = 2,101

Test 3: ttớnh =0,493 < tbảng = 2,101

Điều đó chứng tỏ sự khác biệt về thành tích test 1, test 2, test 3 của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm không có ý nghĩa ở ngưỡng sác xuất P > 0,05 hay nói đúng hơn thành tích của hai nhóm tương đối đồng đều. Sau khi kiểm tra thành tích của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng, bắt đầu thực nghiệm, thời gian 6 tuần, để làm rõ sự khác biệt thành tích của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Tuần 6 tiến hành kiểm tra test 1, test 2, test 3 của nữ để đánh giá sự phát triển thành tích của hai nhóm. Kết quả qua xử lí bằng thống kê toán học được thể hiện ở bảng sau:

42

Bảng 3.5: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm (nA = nB = 20).

Test 1 (giây) Tets 2 (giây) Test 3 (quả) Test Nhóm Chỉ số ĐC TN ĐC TN ĐC TN x 7''02 6''65 11''18 10''87 2,4 3,1  0,46 0,38 0,45 0,37 0,6 0,69 ttính 2,773 2,379 3,423 tbảng 2,101 P <0,05

Nhìn vào kết quả ở bảng 3.5 cho ta thấy sau thực nghiệm: Test 1: t tính= 2,773 > tbảng = 2,101

Test 2: t tính= 2,379 >tbảng = 2,101 Test 3: ttính= 3,423 > tbảng= 2,101

Vậy sự khác biệt ở hai nhóm này có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất P <0,05. Kết quả kiểm tra cho thấy chỉ sau 6 tuần mà kết quả tập luyện đã tăng lên rõ rệt. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng phương pháp trò chơi có hiệu quả trong việc nâng cao sự khéo léo. Sở dĩ, các bài tập này đạt hiệu quả như vậy là do nội dung của nó mang tính khoa học. Các trò chơi vận động giúp phát triển sự khéo léo toàn diện, bài tập mang tính chất phong phú, đa dạng, mang tính tranh đua cao, làm cho người chơi luôn tập trung, chú ý, xử lí linh hoạt trong mọi tình huống. Đặc biệt, yếu tố quan trọng mà trò chơi có được là yếu tố chủ động rất cao của người chơi. Tất cả mọi người tham gia đều muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình một cách tích cực. Chính vì vậy, trò chơi không mang tính gò bó, ép buộc như một số bài tập khác mà nó luôn luôn có tính kích thích, tính ganh đua, tính đồng đội, tinh thần tập thể vì bản thân và tập thể mà

43

người chơi hết sức cố gắng. ở đây ta thấy kết quả đạt được hoàn toàn khách quan do sự phân chia theo nhóm khác nhau, điều kiện tập luyện giống nhau, chỉ có khác biệt về nội dung tập mà nhận thấy rõ ràng thành tích tập luyện của nhóm thực nghiệm tốt hơn hẳn so với thành tích của nhóm đối chứng. Điều đó chứng tỏ việc lựa chọn và áp dụng các trò chơi vận động nhằm phát triển sự khéo léo cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Bến Tre đạt hiệu quả cao.

So sánh kết quả thực nghiệm của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Để đánh giá sự khác biệt của áp dụng hai phương pháp khác nhau. Chúng tôi biểu diễn theo các biểu đồ hình cột sau:

Biều đồ 3.1 : Thành tích chạy díc dắc 20m của hai nhóm trước và sau thực nghiệm.

0 2 4 6 8 10 Trước TN Sau TN Nhúm ĐC Nhúm TN Thời điểm Giõy

44

Biểu đồ 3.2: Thành tích dẫn bóng bằng tay luồn cọc 20m của hai nhóm trước và sau thực nghiệm.

0 2 4 6 8 10 12 14 Trước TN Sau TN Nhúm ĐC Nhúm TN Thời điểm Giõy

Biểu đồ 3.3: Thành tích đập cầu lông vào ô quy định của hai nhóm trước và sau thực nghiệm.

0 1 2 3 4 5 Trước TN Sau TN Nhúm ĐC Nhúm TN Thời điểm Quả

45

Qua bảng 3.4; 3.5 và biểu đồ hình cột 3.1; 3.2; 3.3 cho thấy hiệu quả của những bài tập đưa vào thực nghiệm cho các em học sinh nữ khối 10 trường THPT Bến Tre đã thay đổi rõ rệt. Kết quả kiểm tra thành tích test 1, test 2, test 3 của học sinh nữ giúp kiểm tra độ khéo léo: Vượt qua chướng ngại vật, thay đổi hướng, tăng và hãm tốc, khả năng phối hợp động tác và thực hiện kĩ thuật tốt hơn. Các bài tập TCVĐ không chỉ phát triển sự khéo léo đơn thuần mà sự khéo léo được thể hiện tổng hợp, giúp các em phát triển một cách toàn diện, sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, giáo dục tác phong nhanh nhẹn, tính tổ chức, tính kỷ luật, tinh thần tập thể. Đó là một biện pháp hiệu quả để không chỉ GDTC tốt mà còn góp phần phát triển toàn diện. Giúp các em vui chơi, giải trí, không chỉ khéo léo trong hoạt động mà còn khéo léo giải quyết các tình huống đột ngột, nhanh trí, giúp thoát khỏi hiểm nguy trong các tình huống khác nhau.

46

Một phần của tài liệu Lựa chọn và áp dụng một số trò chơi vận động nhằm nâng cao sự khéo kéo cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Bến Tre - Vĩnh Phúc (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)