x : Giá trị quan sát thứ
3.1.2. Thực trạng giảng dạy và quá trình sử dụng một số TCVĐ nhằm nâng cao sự khéo léo cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Bến Tre
nâng cao sự khéo léo cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Bến Tre - Vĩnh Phúc.
3.1.2.1. Thực trạng giảng dạy và sử dụng một số TCVĐ trong giờ học chính khóa
Tác giả tiến hành nghiên cứu và trực tiếp phỏng vấn các giáo viên TDTT dạy tại trường THPT Bến Tre được biết môn Thể dục quy định dạy 2 tiết/ 1 tuần/ 1 lớp. Theo phân phối chương trình mỗi tiết sẽ dạy 2 nội dung. Như vậy, việc nắm vững kĩ thuật bài học và phát triển các tố chất trong đó có sự khéo léo của học sinh còn hạn chế.
31
Các trò chơi được lựa chọn, áp dụng cho học sinh phần nhiều là phát triển các tố chất sức nhanh, sức mạnh. Các trò chơi phát triển tố chất khéo léo thường ít được quan tâm, lựa chọn. Vì vậy, sự phát triển tố chất khéo léo của các em học sinh còn hạn chế. Tố chất khéo léo hạn chế sẽ làm chậm khả năng thực hiện các động tác kĩ thuật có độ khó cao của các em.
3.1.2.2. Thực trạng sử dụng một số TCVĐ trong hoạt động ngoại khóa.
Trong thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa, các em chủ yếu tập luyện các môn thể thao, môn các em yêu thích như cầu lông, bóng đá, đá cầu...
Chỉ khi có sự định hướng, sự giúp đỡ của giáo viên TDTT thì các em mới tổ chức các trò chơi vận động trong đó có các trò chơi phát triển tố chất khéo léo.
3.1.2.3. Thực trạng quá trình sử dụng một số TCVĐ nhằm nâng cao sự khéo léo cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Bến Tre - Vĩnh Phúc.
Hiện nay, việc thực hiện môn học GDTC của các giáo viên TDTT ở trường THPT Bến Tre được thực hiện phổ biến theo hình thức như sau:
- Thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy các môn theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo.
- Trong mỗi tiết học, chủ yếu cho học sinh tập luyện kĩ thuật động tác. Phần nội dung phát triển thể lực thường dùng các bài tập tương đối đơn điệu, khô cứng như chạy, bật cóc, đứng lên, ngồi xuống...
- Các TCVĐ, nhất là các trò chơi phát triển sự khéo léo ít được sử dụng. Nếu tố chất khéo léo của học sinh còn hạn chế làm giảm khả năng tiếp thu các động tác kĩ thuật khó của các em.
Khi tiến hành phỏng vấn các giáo viên TD về việc sử dụng các TCVĐ nhằm nâng cao sự khéo léo cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Bến Tre, kết quả thu được như sau:
32
Số buổi áp dụng TCVĐ nhằm nâng cao sự khéo léo: 2 tuần 1 buổi. Thời gian cho mỗi trò chơi khoảng 10 phút.
Vậy trong quá trình dạy học giáo viên áp dụng TCVĐ nhằm nâng cao sự khéo léo cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Bến Tre trong 2 tuần có thời lượng 10 phút. Qua quan sát một số lớp khối 10 về áp dụng TCVĐ, việc sử dụng số buổi tập và thời gian như vậy của giáo viên còn ít. TCVĐ không những phát triển thể lực, hoàn thiện hình thái, chức năng của cơ thể mà còn giúp các em tăng cường khả năng khéo léo, một tố chất rất cần cho việc tiếp thu các môn thể thao có độ khó phức tạp. Từ thực trạng này cần có những biện pháp để nâng cao sự khéo léo cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Bến Tre.
Vì vậy đã nghiên cứu lựa chọn và áp dụng một số TCVĐ nhằm nâng cao sự khéo léo cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Bến Tre - Vĩnh Phúc.