Những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế ở Bắc Ninh (Trang 66)

Trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn sản xuất đều cho thấy rằng: năng xuất và hiệu quả sản xuất cao hay thấp đều phụ thuộc vào yếu tố con người. Điều này được xem xét cả về số lượng và chất lượng NNL hiện có và sẽ có trong tương lai. Cả hai yếu tố này lại phụ thuộc vào các chính sách về dân số, việc làm và sử dụng NNL. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH theo hướng nền kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế Bắc Ninh cần quan tâm giải quyết các vấn đề:

NNL ở Bắc Ninh đang đứng trước tình hình là thừa lao động, thiếu việc làm, số lượng cung về lao động giản đơn rất lớn trong khi cầu về lao động lành nghề, lao động có hàm lượng trí tuệ cao nhưng khả năng đáp ứng gây nên sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động trên thị trường hay còn gọi là tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Lao động chưa qua đào tạo chiếm hơn 60% lao động toàn tỉnh, thiếu trầm trọng lực lượng công nhân lành nghề trong khi đó nhiều sinh viên các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn lại đang thiếu việc làm hoặc làm trái nghề, dư thừa lao động phổ thông đang diễn ra khá phổ biến. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này bắt nguồn từ nhiều yếu tố trong

đó hướng nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, quá trình phát triển KT - XH theo hướng CNH, HĐH ở Bắc Ninh trong thời gian này cho thấy nhu cầu về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn lao động giản đơn. Ví dụ như nhu cầu cho các khu công nghiệp công nghệ cao cần tới hàng chục nghìn lao động mà hướng chủ yếu là lao động có trình độ tay nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, các nhà quản lý am hiểu cơ chế thị trường. Yêu cầu này đặt trước nguồn cung ứng lao động là lao động phổ thông có tay nghề giản đơn, lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, bộ đội xuất ngũ cho thấy khả năng số người không có việc làm sẽ có khả năng tăng nếu cung đào tạo nhân lực chuyên môn không đáp ứng kịp thời. Hơn nữa, ở Bắc Ninh hiện nay, trong quá trình đô thị hoá, CNH (cụ thể là việc lấy đất nông nghiệp xây dựng các khu công nghiệp) đã biến những người lao động nông nghiệp thành những người thất nghiệp ngay bên cạnh những mảnh đất vốn trước đây là của mình. Với đa số lao động trong độ tuổi từ 40 - 55 tuổi đối với nữ và 45 - 60 tuổi đối với nam khả năng tìm việc làm mới là vô cùng khó khăn. Làm gì để tiếp tục cuộc sống là câu hỏi tự đặt ra với những người lao động này. Đây là vấn đề rất cần được các cấp, các ngành trong tỉnh và rộng hơn là chính sách của Nhà nước mới có thể giải quyết.

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề là vấn đề hết sức quan trọng. Những năm gần đây tỉnh đã có sự quan tâm đầu tư nhiều cho công tác đào tạo nghề bằng việc cho phép mở rộng quy mô và loại hình đào tạo. Tỉnh đã phê duyệt phương án “Hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn giai đoạn 2006-2010”, Đề án “Xã hội hoá công tác dạy nghề”. Từ những ưu đãi đó công tác đào tạo nghề ngày càng phát triển mạnh đáp ứng kịp thời tốc độ phát triển KT - XH của tỉnh.

Trong 6 tháng đầu năm 2010 đã có 4 cơ sở đào tạo nghề mới được thành lập nâng tổng số cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh lên 48 đơn vị, tạo mạng lưới cơ sở dạy nghề rộng khắp toàn tỉnh, phục vụ tối đa nhu cầu dạy

nghề trong nhân dân. Hàng năm Tỉnh đào tạo mới được 3.000-3.500 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm khoảng 32% tổng số lao động trong tỉnh.

Tuy nhiên, trong công tác đào tạo nghề còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Cần chú trọng đặc biệt đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đây là lực lượng lao động chủ lực chiếm 2/3 tổng số lao động của tỉnh nhằm phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động.

Đối với lao động nông thôn học nghề ngắn hạn nên hỗ trợ kinh phí nhằm khuyến khích và tạo thuận lợi nhất cho họ có nghề mới để chuyển đổi phương thức làm ăn, tăng thu nhập, phát triển kinh tế góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo của mỗi địa phương.

Tiềm năng nhân lực còn bị lãng phí, phân bổ sử dụng chưa hợp lý và hiệu quả sử dụng chưa cao trong khi nhu cầu khai thác sử dụng rất lớn. Quá trình đổi mới ở Bắc Ninh thời gian qua nhìn chung đã có những cố gắng trong việc khai thác sử dụng, phát huy tiềm năng nhân lực ngày một đầy đủ và có hiệu quả hơn vào các mục tiêu KT - XH của tỉnh. Nhưng xem xét một cách toàn diện và cụ thể trong thực tế sử dụng NNL ở Bắc Ninh vẫn còn nhiều hạn chế, vẫn chưa sử dụng hết tiềm năng nhân lực của mình.

Đối với lao động được đào tạo Bắc Ninh chưa khai thác hết hiệu quả của nó, điều này thể hiện ở chỗ sử dụng nhân lực có trình độ chuyên môn không đúng với ngành nghề được đào tạo hoặc dưới khả năng được đào tạo.

Các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học vào làm những công việc của công nhân, cách sử dụng này vừa không đạt hiệu quả cao lại gây lãng phí trong đào tạo NNL.

Nhìn chung NNL ở Bắc Ninh hiện nay có nhiều ưu thế và nhiều điều kiện để có thể phát huy khả năng của mình. Nhưng nếu chỉ dựa vào nỗ lực

của bản thân họ thì chưa đủ biến khả năng của họ thành hiện thực. Ở Bắc Ninh hiện nay rất cần có sự nhìn nhận, đánh giá, quan tâm, đầu tư đúng mức tránh lãng phí nguồn tài nguyên quí giá của quốc gia.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN

NHẰM SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN NHÂN LỰC

CỦA BẮC NINH TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIAI ĐOẠN TỚI

Một phần của tài liệu Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế ở Bắc Ninh (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)