Tổng quát tình hình thu hút, phân bố và sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế ở Bắc Ninh (Trang 48)

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất trong cả nước với số dân là trên 1 triệu người trong đó khoảng 61,9% dân số trong độ tuổi lao động. Trong số 624.909 người có khoảng 80% lao động tham gia hoạt động kinh tế. Phần lớn

lao động tập trung ở khu vực nông thôn (khoảng 73%). Trong số lao động có việc làm thì 70% việc làm không ổn định, dễ bị tổn thương, dễ rơi vào cảnh nghèo đói. Lao động tham gia hoạt động kinh tế có khoảng 63,3% (2005) và 42,8% (2010) làm nông nghiệp, 22,3% (2005) và 33% (2010) lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, 14,5% (2005) và 24,2% (2010) lao động dịch vụ. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn đạt 83%. Như vậy còn gần 20% quỹ thời gian chưa được khai thác, sử dụng. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn 3,4%. Ước tính việc sử dụng lao động còn lãng phí gần 12.000 lao động. Trong phạm vi toàn tỉnh hiện còn khoảng 20% thiếu hoặc không có việc làm.

Bảng 2.1: Thực trạng lao động và việc làm ở khu vực thành thị

Đơn vị tính: người

Danh mục Năm

2005 2006 2007 2008 2009 Số người hoạt động kinh tế 71.807 73.302 76.143 78.865 123.881 Số người có việc làm 68.938 70.399 73.220 75.850 119.250 Số người đủ việc làm 59.438 60.571 63.012 65.250 105.230 Số người thiếu việc làm 9.500 9.828 10.827 11.220 22.350 Số người không có việc làm 2.869 2.903 2.923 3.015 4.631 Tỷ lệ thất nghiệp (%) 4 3,96 3,84 3,82 3,74

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2009.

Qua số liệu trên cho thấy, trong số lao động đang làm việc ở khu vực thành thị trên địa bàn tỉnh chỉ có khoảng 80% lao động có đủ việc làm, tương ứng là 20% lao động không có việc làm. Trong số lao động có việc làm thì có tới trên 10% là thiếu việc làm hoặc có việc làm không ổn định điều này ảnh hưởng rất lớn tới thu nhập của người dân và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động.

Nếu lao động ở khu vực thành thị tập trung chủ yếu trong các nhà máy xí nghiệp thì lao động nông thôn chủ yếu gắn bó với ruộng đồng. Do vậy đặc điểm nổi bật của lao động nông thôn là tính mùa vụ. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật được ứng dụng trong nông nghiệp làm cho thời gian mùa vụ rút ngắn rất nhiều, lao động chân tay được thay thế bằng máy móc đã giải phóng sức lao động của người nông dân nhưng đồng thời làm cho nhu cầu đối với lao động ngày càng giảm sút.

Bảng 2.2: Hệ số sử dụng thời gian lao động của khu vực nông thôn

Đơn vị tính: %

Năm Từ 15 tuổi trở lên Trong độ tuổi lao động

2005 82,0 82,5

2006 82,1 82,6

2007 82,2 82,8

2008 82,4 82,9

2009 82,5 83,1

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2009.

Từ năm 2005 cho tới nay số thời gian chưa được sử dụng của lao động nông thôn chiếm khoảng gần 20%. Trên danh nghĩa lao động ở nông thôn vẫn có việc làm nhưng trên thực tế số người thiếu việc làm, không có việc làm rất lớn. Dòng người này thường xuyên phải ra các thành phố lớn tìm kiếm những công việc tạm thời để có thêm thu nhập, cuộc sống rất khó khăn.

Việc phân bố và sử dụng lao động ở Bắc Ninh diễn ra không đồng đều và mất cân đối, đặc biệt quan hệ cung - cầu lao động giữa các vùng, khu vực, ngành nghề. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 2.363 cơ sở kinh tế đang hoạt động. Đa số các cơ sở kinh tế tập trung trong các ngành nông, lâm nghiệp; công nghiệp chế biến; khu vực vận tải và kinh doanh tài sản. Hàng năm các

doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thu hút khoảng 60 vạn tới 90 vạn lao động vào làm việc.

Lao động làm việc trong các khu vực cũng có sự chênh lệch lớn. Chỉ có 32.931 (2005) và 32.884 (2009) người kiếm được việc làm ở khu vực nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 6.112 người (2005) và 27.460 người (2009), trong khi ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước có tới 531.902 người (2009). Điều này cho thấy khu vực kinh tế tư nhân có sự phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều lao động giảm bớt những gánh nặng về việc làm cho nền kinh tế trong tỉnh.

Bảng 2.3. Lao động đang làm việc phân theo loại hình kinh tế

Đơn vị tính: Người

Năm Tổng số Nhà nước Ngoài nhà nước Đầu tư nước ngoài 2005 563.291 32.931 524.176 6.112

2006 570.295 33.298 526.767 10.194 2007 582.170 33.421 533.212 15.537 2008 585.513 33.198 529.697 22.618 2009 592.246 32.884 531.902 27.460

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh2009.

Xét theo loại hình kinh tế, trong tổng số 592.246 lao động thì chỉ có 32.884 lao động thuộc khu vực kinh tế nhà nước chiếm 5,55% tổng số lao động trong khi đó lao động ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 89,81%. Như vậy lao động trong khu vực nhà nước chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Đó là kết quả của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam nói chung và ở Bắc Ninh nói riêng.

Sau khi thực hiện cổ phần hóa có hiệu quả đã làm cho sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước ổn định hơn và có dấu hiệu phát triển. Tỷ trọng của thành phần kinh tế này tăng từ 17,07% năm 2007 lên

19,03% năm 2010. Kinh tế tập thể giảm nhẹ từ 2,33% năm 2007 còn 2,22% năm 2010. Kinh tế cá thể tiểu chủ từ 45,34% năm 2007 xuống còn 42,93% năm 2010. Kinh tế tư nhân tạm chững lại giảm từ 20,47% năm 2007 xuống còn 19,79% năm 2010. Trong khi đó, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh và đang dần chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, tỷ trọng năm 2010 là 16,03%.

Bắc Ninh hiện có 61 làng nghề với nhu cầu về lao động rất lớn. Lao động làm việc tại các làng nghề có thu nhập khá cao, quá trình vừa học vừa làm giảm chi phí cho việc học nghề nên thu hút được nhiều lao động. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy các làng nghề muốn tồn tại và phát triển cần đầu tư vào các mặt hàng chất lượng cao, tinh xảo, độc đáo, có giá trị xuất khẩu lớn mà để sản xuất ra những mặt hàng như thế đòi hỏi phải có những người thợ giỏi, những nghệ nhân có tay nghề cao. Nghệ nhân Nguyễn Văn Lục thôn Đại Bái (Gia Bình) cho biết: Trong khi nhiều lao động phổ thông bị thất nghiệp thì số lao động có tay nghề cao, có trình độ vẫn thiếu nhiều, chỉ đáp ứng được khoảng 20 - 30% nhu cầu. Đúc đồng hay chạm khắc gỗ mỹ nghệ là nghề thủ công đòi hỏi sự cầu kỳ, tinh tế, công phu hạng nhất. Công việc này đòi hỏi người thợ phải kiên trì, cần mẫn và tập trung cao độ mới làm được. Nghề thủ công mỹ nghệ không phải học ngày một ngày hai mà phải học lâu dài, phải có tâm với nghề, có bàn tay khéo léo và óc sáng tạo. Để đào tạo được một thợ chạm gỗ cũng như chạm khắc đồng đạt đến độ tinh xảo thì phải mất 5 - 10 năm (Nghệ nhân Vũ Quý - Đồng Kỵ). Như vậy, tuy làm việc ở những làng nghề nhưng không có tay nghề cao thì lao động chỉ được làm ở những khâu gia công đơn giản thu nhập chỉ đủ chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày (70.000 đến 80.000đ/ngày/người) trong khi những thợ giỏi chó thu nhập 150.000 đến 200.000đ/ngày/người. Thực trạng thừa lao động phổ thông, thiếu lao động có tay nghề cao đang diễn ra khá phổ biến ở các làng nghề nhất là

những lao động trẻ, những người có khả năng gìn giữ nghề truyền thống từ bao đời nay của cha ông ta.

Việc phân bổ, sử dụng lao động qua đào tạo ở Bắc Ninh cũng vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý. Thực tế những năm gần đây cho thấy số lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên tập trung khá nhiều trong khối các cơ quan quản lý nhà nước các cấp (khoảng 80%). Khối sản xuất kinh doanh cũng thu hút nhiều kỹ sư, chuyên gia có trình độ kỹ thuật, quản lý kinh doanh giỏi song chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH.

Tính đến năm 2009 NNL đã qua đào tạo của tỉnh chiếm 41% so với toàn bộ lực lượng lao động. Đây là bộ phận đã có những đóng góp hết sức quan trọng vào quá trình đổi mới và phát triển kinh tế của tỉnh. Trên nhiều lĩnh vực, lao động khoa học kỹ thuật đã tiếp cận được trình độ khoa học tiên tiến trên thế giới và có khả năng vận dụng sáng tạo vào điều kiện sản xuất cụ thể. Do đó nhiều người đã phát huy được tài năng, lao động sáng tạo với năng xuất cao và có những cống hiến quan trọng vào thành tựu chung của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận rằng việc sử dụng nhân lực đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật trong thời gian qua còn nhiều hạn chế. Ngoài việc phân bố và sử dụng không hợp lý giữa các ngành các lĩnh vực của nền kinh tế, tình hình khai thác và phát huy nguồn tiềm năng này đang bộc lộ những mặt hạn chế cơ bản, mà quan trọng nhất là tình trạng “lãng phí chất xám” dưới nhiều hình thức khác nhau đang tồn tại khá phổ biến hiện nay.

Nếu xem xét về cơ cấu trình độ lao động được sử dụng hiện có ở Bắc Ninh có thể thấy rằng tỷ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên tổng số lao động còn thấp trong khi ở Bắc Ninh hiện nay các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang được xây dựng theo hướng hiện đại nên rất cần những lao động có trình độ.

Bảng 2.4: Tỷ lệ lao động qua đào tạo

Đơn vị tính: %

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Lao động qua đào tạo 30,5 31,5 34,5 36,7 37,8

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2009.

Như vậy, số lao động qua đào tạo trong tổng số lao động ở Bắc Ninh chiếm tỷ lệ tăng dần. Điều này cho thấy nhận thức đúng đắn của nhân dân về vai trò của việc học nghề, của việc đầu tư cho con em trong lĩnh lực đào tạo nghề. Tuy nhiên, ở Bắc Ninh còn cần nhiều hơn nữa đội ngũ lao động chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu hiện nay của tỉnh.

Nhìn chung sự phân bố, sử dụng lao động trên địa bàn Bắc Ninh còn nhiều bất cập không chỉ ở việc phân bố lao động trong khu vực thành thị với nông thôn, khu vực nhà nước với tư nhân mà trong các làng nghề truyền thống vốn được coi là thế mạnh của Bắc Ninh cũng chưa hợp lý. Thực trạng này rất cần có sự can thiệp của các ban ngành, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức liên quan.

Một phần của tài liệu Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế ở Bắc Ninh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)