Tổng quan đặc diểm tự nhiên, kinh tế xã hội ở Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế ở Bắc Ninh (Trang 44)

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ, với diện tích 822,71 km2 nằm trọn trong nội địa, không có đường biên giới quốc gia và đường biển. Bắc Ninh thuộc phía Bắc Đồng bằng Sông Hồng, tiếp giáp vùng trung du Bắc Bộ tại Bắc Giang, là cửa ngõ phía Đông của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 31 km về phía Đông Bắc. Phía Tây và Tây Nam giáp Thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp Hải Dương, phía Nam giáp Hưng Yên. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có các đường giao thông quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, thương mại và văn hoá của miền Bắc: quốc lộ 1A nối liền Bắc Ninh - Hà Nội - Lạng Sơn, đường cao tốc nối sân bay quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ long, quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng. Nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.

Địa hình Bắc Ninh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ (0.53%) so với tổng diện tích chủ yếu ở hai huyện Quế Võ và Tiên Du.

Bắc Ninh nổi tiếng với các làn điệu quan họ, các làng nghề truyền thống như tranh Đông Hồ, gốm Phù Lãng, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ… Hàng năm

trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn ra hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau như lễ Hội Lim, lễ Đền Đô, lễ hội Phù Đổng…

Về dân cư lao động: Theo số liệu thống kê năm 2009, Bắc Ninh có 1.026.715 người, phân bố ở một thành phố, một thị xã và 6 huyện lỵ. Trong đó dân số nông thôn chiếm 76,5%, dân số thành thị chiếm 23,5%, thành phần dân số này có xu hướng chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân số thành thị giảm dân số nông thôn. Dân số Bắc Ninh là dân số trẻ, trên 60% dân số trong độ tuổi lao động với chất lượng ngày càng được nâng cao. Đội ngũ dân số trẻ này là lực lượng hùng hậu trong công cuộc đổi mới, xây dựng phát triển KT - XH của tỉnh.

Chặng đường gần 20 năm xây dựng và phát triển mặc dù còn nhiều khó khăn thử thách nhưng tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao. Tốc độ tăng tăng trưởng kinh tế đạt 15,1%/năm giai đoạn 2006-2009. Trong đó khu vực nông - lâm - thuỷ sản tăng 44,9%, khu vực công nghiệp xây dựng tăng 21,4%, khu vực dịch vụ tăng 13,4%. Cùng với tăng trưởng kinh tế, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 15,24% năm 2005 xuống còn 9,6% năm 2007 (theo Tiêu chuẩn số 1751/LĐTBXH).

Cơ cấu kinh tế của Tỉnh từng bước chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng nhanh từ 23,77% năm 1997 lên 51,01% năm 2007, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 22,18 % năm 1997 lên 33,34 % năm 2007, khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 54,05% năm 1997 xuống 18,65% năm 2007.

Một phần của tài liệu Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế ở Bắc Ninh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)