SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 6421 (6422) Năm:…

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán thuế tại cty TNHH SXTM Liên Thịnh (Trang 77)

Năm:… Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ngày, tháng Số Nợ Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ ……….. Cộng phát sinh Dư cuối kỳ Ngày…tháng…năm Người lập biểu (ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (ký tên, đóng dấu) 3.4.4. Về chính sách bán hàng

Công ty nên có các chính sách bán hàng giảm giá, chiết khấu với khách hàng để tìm thêm các khách hàng tiềm năng mới, tạo hình ảnh đẹp của công ty trong lòng khách hàng để nâng cao lợi nhuận.

Trong những năm gần đây, mặt hàng tôn, tấm lợp, thép ống có nhu cầu khá lớn, giàu tiềm năng. Công ty nên đưa ra các chiến lược marketing nhằm thúc đẩy khả năng tiêu thụ. Quan trọng nhất là đưa ra giá cả cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành…

3.4.5. Về việc lập các khoản dự phòng

Công ty nên lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi bởi việc lập dự phòng về tài chính cũng là một cách để hạn chế những rủi ro trong kinh doanh nói chung cũng như những tổn thất về kinh tế nói riêng.

3.4.5.1. Việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi

Việc trính lập dự phòng phải thu khó đòi theo Điều 6 tại thông tư số 228/2009/TT – BTC do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 7/12/2009 quy định như sau:

1. Điều kiện: Là các khoản nợ phải thu khó đòi phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách hàng về số tiền còn nợ, bao gồm: họp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.

Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo đuy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.

- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.

+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ...) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

2. Phương pháp lập dự phòng:

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:

- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết ... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. • Phương pháp hạch toán:

1. Cuối kỳ kế toán năm, doanh nghiệp căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi), kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh Có TK 1592 - Dự phòng phải thu khó đòi .

2. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:

Nợ TK 1592 - Dự phòng phải thu khó đòi

Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi).

3. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được được phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:

Nợ TK 1592 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng) Có TK 131- Phải thu của khách hàng

Có TK 138 - Phải thu khác.

Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các khoản nợ sau khi đã có quyết định xử lý, công ty vẫn phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và được phản ánh ngoài bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 10 năm, tối đa 15 năm kể từ ngày xử lý và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ.

4.Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ các TK 111, 112,....

Có TK 711 - Thu nhập khác.

Đồng thời ghi đơn vào bên Có TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).

5. Các khoản nợ phải thu khó đòi có thể được bán cho Công ty mua, bán nợ. Khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán các khoản nợ phải thu (đang phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán) cho Công ty mua, bán nợ và thu được tiền, ghi:

Nợ các TK 111, 112,.... (Số tiền thu được từ việc bán khoản nợ phải thu)

Nợ TK 1592 - Dự phòng phải thu khó đòi (Số chênh lệch được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi)

Nợ các TK liên quan (Số chênh lệch giữa giá gốc khoản nợ phải thu khó đòi với số tiền thu được từ bán khoản nợ và số đã được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi theo qui định của chính sách tài chính hiện hành)

Có các TK 131, 138,...

3.4.5.2. Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Cũng trong thông tư 228/2009/TT – BTC do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 7/12/2009 tai Điều 4 quy định như sau:

1. Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển...), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:

- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.

- Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất

từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó.

2. Phương pháp lập dự phòng:

Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính).

Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.

• Phương pháp hạch toán:

1. Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý), khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên, ghi:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán

Có TK 1591 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 2. Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý) tiếp theo:

- Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn, ghi:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho)

Có TK 1591 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn, ghi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK 632- Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho).

3.4.6. Các khoản trích theo lương cho người lao động

Công ty cần trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN…cho công nhân viên hàng tháng theo quy định của Nhà nước. Các loại sổ sách kế toán của Công ty cần được lập đầy đủ hơn như: sổ chi tiết TK 338, bảng tổng hợp chi tiết TK 338. Nên lập thêm sổ cái TK 3382, TK 3383, TK 3384, TK 3389 để theo dõi các khoản trích theo lương được chi tiết, biết được tình hình trích lập và nộp các khoản trích theo lương của công ty.

Lập sổ chi tiết và bảng tổng hợp chi tiết các khoản trích theo lương của các TK 338 để có cơ sở đối chiếu với sổ cái TK 338 để việc theo dõi tính toán được chính xác hơn, tránh sai xót.

Đồng thời, để kích thích tinh thần làm việc của người lao động, ngoài việc tính lương theo thời gian thì công ty nên đề ra chính sách thưởng phạt rõ ràng. Khi đó người lao động làm việc tốt sẽ được thưởng, ngược lại, ai làm việc không tốt sẽ bị phạt.

3.4.7. Về chênh lệch giữa sổ sách và tờ khai

Cần có sự đối chiếu và điều chỉnh số liệu giữa tờ khai thuế GTGT và sổ chi tiết TK 1331 sau mỗi quý (mỗi lần lập tờ khai thuế GTGT). Từ đó thì việc sai lệch giữa sổ chi tiết TK 1331 và tờ khai sẽ không còn sai lệch, hay sai lệch giữa tờ khai và sổ cái TK 133 cũng sẽ không còn.

Kế toán có thể khắc phục bằng cách đối chiếu từ các báo cáo và tờ khai với sổ sách kế toán trước khi ghi sổ và tính tổng phát sinh Nợ, Có để có thể thấy sự chêch lệch và điều chỉnh cho phù hợp

3.4.8. Về việc tính thuế TNDN tạm tính quý

Kế toán cần kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong quý nào thì kết chuyển xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ đó ngay. Điều này giúp xác định kết quả kinh doanh của quý được chính xác hơn, cũng như số thuế TNDN tạm tính được chính xác. Từ đó mà số thuế tạm tính và quyết toán không chêch lệch quá nhiều bởi theo thông tư 151/2014/TT-BTC của Bộ tài chính thì kể từ ngày 15/11/2014 (tức là quý 4/2014) nếu tổng số thuế tạm nộp (tức là các quý) thấp hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì DN phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán.

Tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

Không chỉ vậy, việc các định kết quả kinh doanh quý chính xác cũng giúp Giám đốc nắm bắt được hiệu quả kinh doanh của các quý trong năm để đưa ra các quyết định đúng đắn và xác thực.

Biểu 3.1: Sổ chi tiết TK 515

- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính quý 3: Nợ TK 515: 166.751

Có TK 911: 166.751

Căn cứ vào đó kế toán tổng hợp tính ra lợi nhuận trong quý của công ty và số thuế TNDN tương ứng phải nộp trong kỳ.

- Lợi nhuận trước thuế trong quý 3 là: 3.416.751 đồng - Số thuế TNDN tương ứng trong kỳ là: 683.350 đồng

3.4.9. Về quyết toán thuế TNDN

Kế toán trưởng cần lập tờ khai quyết toán thuế TNDN để khắc phục, cũng như cần quan tâm tới cách nhập số liệu với đối chiếu sổ chi tiết TK 3334 để tránh nhầm lẫn, sai sót trong quyết toán thuế TNDN.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, thuế GTGT và thuế TNDN cùng với công tác kế toán đang là vấn đề được quan tâm ở nước ta. Việc áp dụng luật thuế này không những đem lại sức sống mới cho nền kinh tế nước ta mà còn tạo ra một số thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Thuế GTGT, thuế TNDN kích thích sản xuất, gia tăng tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu, giúp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có lãi. Hơn thế nữa, áp dụng thuế GTGT, thuế TNDN là một bước hội nhập cơ bản của nền kinh tế nước ta với khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, khi các khu vực mậu dịch tự do được xác lập, thuế càng tỏ rõ vai trò điều tiết quan trọng của mình. Trong tương lai, việc ban hành các chuẩn mực kế tóan về thuế, phí và lệ phí là hết sức cần thiết. Chuẩn mực sẽ quy định khung pháp lý chung, ổn định cho việc hạch toán thuế GTGT, TNDN trong các doanh nghiệp.

Qua thời gian nghiên cứu, phương pháp luận đã thu nhập ở nhà trường kế hợp với thời gian thực tế ở Công ty, chuyên đề đã hệ thống hóa được lý luận chung về công tác kế toán thuế cũng như mô tả và phân tích thực trạng công tác kế toán thuế tại Công ty TNHH sản xuất & thương mại Liên Thịnh theo chế độ kế toán ban hành tại QĐ 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của Bộ tài chính.

Do điều kiện thời gian, tài liệu và kiến thức có giới hạn nên chuyên đề thực tập này không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS.Trần Thị Dự, các thầy cô trong khoa Kế Toán cùng các anh, chị trong phòng Kế toán công ty TNHH SX&TM Liên Thịnh đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Tài liệu tham khảo Tài liệu đọc:

1. Bộ tài chính (2013), Thông tư số 219/2014/TT-BTC ngày 31/12/2013 của

Bộ Tài chính về Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán thuế tại cty TNHH SXTM Liên Thịnh (Trang 77)