Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam.doc (Trang 34 - 35)

II Các giải pháp tăng cường hoạt động thu xếp vốn tại PVFC 1, Nâng cao chất lượng cán bộ thu xếp vốn

1,Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

- Điều chỉnh một số quy đinh đối với riêng Công ty tài chính

Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam nói riêng và các công ty tài chính ở Việt Nam nói chung chịu sự ràng buộc của đồng thời 3 văn bản pháp luật: Luật doanh nghiệp Việt Nam; Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản kèm theo; Nghị định số 72/2002/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động của Công ty tài chính và Nghị định 81/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Nghị định 72/2002/NĐ-CP. Vì vậy sự thoả mãn cả 3 văn bản pháp luật trên nhiều lúc gây khó khăn cho PVFC.

Theo em, Nghị định 72/2002/NĐ-CP có điểm bất cập đó là: Công ty tài chính không được làm dịch vụ thanh toán. Chính vì vậy, khi thực hiện các nghiệp vụ như: giải ngân các khoản vay, thanh toán nợ và lãi... các Công ty tài chính buộc phải thông qua tài khoản thanh toán tại một Ngân hàng thương mại, điều này làm hạn chế hoạt động thu xếp vốn do trong đó có các nghiệp vụ giải ngân vốn, thu nợ, thanh toán lãi là thường xuyên. Mặt khác, với tư cách là Tổng công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn kinh tế, với nhiệm vụ trung tâm là thu xếp vốn, quản lý vốn cho các dự án của Tập đoàn và các công ty thành viên thì quy định này làm hạn chế, gây mất chủ động trong việc thanh toán giữa PVFC và các thành viên kinh tế khác trong Tập đoàn.

Ngoài ra, các công ty tài chính ở Việt Nam có thực hiện nghiệp vụ thu xếp vốn đang vấp phải một tình trạng bất cập, đó là không được đứng ra làm đầu mối đồng tài trợ trong hình thức đồng tài trợ, vì thế các công ty tài chính là thành viên đồng tài trợ chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi thủ tiục giao dịch giữa các thành viên đồng tài trợ, nhưng lại không được coi là đầu mối đồng tài trợ. Khi PVFC muốn thực hiện hình thức này, buộc phải nhờ một ngân hàng thương mại đứng ra làm đấu mối và ngân hàng này sẽ được hưởng phí đầu mối. Tuy nhiên chỉ các ngân hàng với quy mô lớn mới chấp nhận yêu cầu này vì những trách nhiệm và rủi ro phải gánh chịu. Do đó, PVFC vừa khó khăn trong việc kêu gọi các ngân hàng thương mại quy mô vừa và nhỏ tham gia hình thức này, đồng thời lại mất một khoản phí khi không được đứng ra làm đầu mối đồng tài trợ, làm giảm lợi nhuận thu xếp vốn. Theo em, Ngân hàng nhà nước có thể nới lỏng quy định này, bằng cách cho phép các công ty tài chính đứng ra

làm đầu mối đồng tài trợ nhưng ràng buộc về vốn điều lệ, quy định rõ công ty tài chính với quy mô như thế nào, với mức vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu thì được thực hiện hoạt động này...

- Phát triển hiệp hội các tổ chức tín dụng:

Một yếu tố tạo nên sự thành công cho hình thức thu xếp vốn dưới hình thức đồng tài trợ đó là mối liên kết chặt chẽ giữa các thành viên tham gia. Do đó, để giúp cho các công ty tài chính lựa chọn được các đối tác đồng tài trợ phù hợp và tốt nhất để đồng tài trợ cho dự án thì cần phải phát triển một hiệp hội các tổ chức tín dụng vững mạnh. Hiệp hội sẽ là nơi các tổ chức tín dụng chào mời các cơ hội làm ăn với nhau, tìm kiếm đối tác, cùng nhau phát triển. Do đó, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước nên chú trọng hơn nữa tới việc phát triển hiệp hội các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho hiệp hội phát triển mạnh mẽ, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên. Hơn nữa, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các quy định để các tổ chức tín dụng tham gia hoạt động có quy củ, tuân thủ đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam.doc (Trang 34 - 35)