Định hướng phát triển hoạt động thu xếp vốn của PVFC:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam.doc (Trang 27 - 29)

Hoạt động thu xếp vốn ngày càng trở thành một hoạt động mũi nhọn và hết sức cần thiết không chỉ với PVFC mà còn với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, bởi những lý do:

- So với các Tổ chức tài chính như Ngân hàng thương mại, quy mô vốn của một Công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn kinh tế là khá khiêm tốn, chính vì vậy mà PVFC gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng vốn tự có để tài trợ cho các dự án của ngành Dầu khí với tổng mức đầu tư luôn lên tới hàng ngàn tỷ đồng, do quy định của về hạn mức tín dụng do Ngân hàng nhà nước ban hành ( theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN, một tổ chức tín dụng chỉ được phép tài trợ tối đa 15% vốn tự có của mình cho một khách hàng và 50% vốn tự có của mình cho một nhóm khách hàng ). Hơn nữa, trong ngành Dầu khí, các dự án đầu tư là nhiều, vốn đầu tư lớn trong thời gian dài và độ rủi ro của các dự án không phải là thấp vì vậy PVFC không thể sử dụng toàn bộ vốn tự có để tài trợ cho tất cả các dự án của PVFC.

Tuy nhiên, mục tiêu chính mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quyết định thành lập PVFC là cung cấp đầy đủ, kịp thời vốn cho nhu cầu đầu tư, phát triển cho các dự án của Tập đoàn và các đơn vị thành viên; đồng thời quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn nhàn rỗi của Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Do đó, hoạt động thu xếp vốn được ra đời góp phần phục vụ PVFC hoàn thành nhiệm vụ mà Tập đoàn giao phó, đồng thời giải quyết khó khăn mà một Công ty tài chính như PVFC gặp phải do những quy định về hạn mức tín dụng.

- Bản thân PVFC, hoạt động thu xếp vốn là một loại hình dịch vụ, sản phẩm tài chính mới, mang lại thu nhập cho PVFC, thu nhập này bao gồm phí thu xếp vốn và lãi từ hoạt động tín dụng trực tiếp ( sự dụng vốn tự có và vốn uỷ thác cho vay để tài trợ cho dự án ). Thêm nữa, hoạt động thu xếp vốn còn là kênh giúp cho PVFC mở rộng hoạt động tín dụng vì hoạt động thu xếp vốn mang đặc điểm của hoạt động tín dụng, và mở rộng dịch vụ tư vấn tài chính do đặc điểm của hoạt động thu xếp vốn là thường đi kèm các dịch vụ tư vấn tài chính; đồng thời nếu hoạt động thu xếp vốn hiệu quả còn mang lại cho PVFC nhiều bạn hàng thân thiết, mở rộng quan hệ với các

chủ đầu tư và các Tổ chức tài chính trong và ngoài nước, khẳng định thương hiệu cũng như nâng cao vị thế của PVFC trên thị trường tài chính trong nước cũng như khu vực.

Chính vì vậy, hoạt động thu xếp vốn ngày càng chiếm vai trò quan trọng tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam. Trong thời kỳ đất nước mở cửa và đang trên đà phát triển, nhu cầu vốn đầu tư lớn hơn bao giờ hết cũng là thời kỳ cạnh tranh khốc trong mọi lĩnh vự không ngoại trừ lĩnh vực Ngân hàng - tài chính, PVFC đã mở ra cho mình một lối đi riêng, một định hướng kinh doanh đó là phát triển hoạt động thu xếp vốn trở thành một trong những sản phẩm mũi nhọn của PVFC.

Định hướng phát triển hoạt động thu xếp vốn của PVFC trong giai đoạn 2007 - 2011 là:

- Duy trì và tiếp tục thu xếp thành công vốn cho tất cả các dự án đầu tư của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, tài trợ cho các dự án của cá nhân và tổ chức khác phù hợp với mục tiêu kinh doanh của PVFC.

- PVFC sẽ mở rộng mạng lưới dịch vụ, phối hợp, hợp tác với nhiều định chế trong và ngoài nước, cũng như kết hợp xác định chiến lược nhân sự để triển khai ngày càng có chất lượng hoạt động thu xếp vốn, khẳng định vị thế tài chính của PVFC trong hoạt động thu xếp vốn.

- PVFC chủ trương đưa hoạt động thu xếp vốn trở thành một sản phẩm, dịch vụ đồng bộ bằng cách kết hợp với các phần dịch vụ riêng lẻ, đem lại sự thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng hoạt động thu xếp vốn.

PVFC dự kiến trong giai đoạn 2007-2011, giá trị thu xếp vốn đạt khoảng 5-6 tỷ USD và theo chiến lược phát triển đã được Petrovietnam phê duyệt, từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025, mục tiêu tổng quát là xây dựng PVFC trở thành định chế tài chính hàng đầu ở Việt Nam, PVFC đủ khả năng thu xếp vốn, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu về vốn cho các dự án phát triển tăng tốc của ngành Dầu khí không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài (với số vốn điều lệ vào năm 2015 đạt 1 tỷ USD)

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động thu xếp vốn tại Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam.doc (Trang 27 - 29)