Kiến nghị và giải pháp:

Một phần của tài liệu Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp ở vùng Đồng bằng Sông Hồng sử dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả sử dụng đất ngành trồng trọt ở ba tỉnh Hà (Trang 43)

Dựa vào các kết quả và các nhận xét ở phần trên ta thấy rằng hiệu quả sử dụng đất trong trồng trọt ở ba tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình vùng ĐBSH còn thấp. Vì vậy, cần có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

đất trong trồng trọt ở ba tỉnh vùng ĐBSH cúng như cỏc vùng miền trong cả nước.

Dưới đây là một số biện pháp cần thiết sử dụng:

- Đưa thêm đất hoang vào sử dụng cho trồng trọt một cách phù hợp: Phần diện tích đất hoang trong tổng quỹ đất tự nhiên là tương tương đối lớn. Ta có thể đưa phần đất chưa sử dụng này vào sử dụng cho những mục đích khác nhau. Một trong những mục đích này là trồng trọt. diện tích đất hoang được đưa vào sản xuất nông sản lần đầu có chất lượng nhất định, có độ màu mỡ tự nhiên, sẽ là cho sản lượng cây trồng tăng lên, năng suất tăng dẫn đến hiệu quả sử dụng đất tăng lên. Tuy vậy cũng cần chú ý lựa chọn giống cây trồng phù hợp với loại đất được đưa vào trồng trọt để đạt được hiệu quả tốt nhất.

- Học tập kinh nghiệm của nước khác:

Có thể học tập kinh nghiệm của các nước khác trong khu vực hay trên thế giới, ở cả nước phát triển hay đang phát triển. Tuy nhiên, cần chú ý những điều sau trong việc học tập kinh nghiệm:

+ Cần xác định rõ học tập về vấn đề nào, lĩnh vực nào, những thông tin cần thiết đối với vấn đề cần học tập.

+ Chúng ta chỉ học tập những kinh nghiệm nào có lợi, có thể áp dụng được trong điều kiện cụ thể ở vùng, địa bàn của mình, loại bỏ những kinh nghiệm không áp dụng được trong điều kiện của mình.

+ Không áp dụng một cách máy móc rập khuôn mà trong quá trình áp dụng cần nhận biết những điểm không phù hợp để sửa chữa nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp được áp dụng.

+ Kinh nghiệm của họ là kết quả sự đỳc rỳt của cả một quá trình trong một thời gian dài ở nơi họ sống cho nên khi áp dụng vào nơi sống của mình

cần có sự sáng tạo và kết hợp với những điều kiện nơi áp dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

- Nâng cao trình độ tay nghề của lao động trong ngành:

Trồng trọt là ngành kinh tế không đòi hỏi tay nghề trình độ cao, chủ yếu là sức mạnh cơ bắp và kinh nghiệm dân gian(như là “cày sâu tốt lỳa”, “mạ già ruộng ngấu”,…..). Trong xã hội hiện đại hiện nay, nước ta đang từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, đến năm 2020 về cơ bản đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các ngành kinh tế, trong toàn thể xã hội, và ngành trồng trọt không phải là một ngoại lệ. Công nghiệp hóa thể hiện ở chỗ đưa máy móc vào sản xuất thay thế sức lao động chân tay thủ công, sử dụng các giống cây phù hợp với đặc điểm của vùng nói chung và của từng tỉnh nói riêng. Công nghiệp hóa cũng thể hiện ở trình độ của người lao động. Nền nông nghiệp mới là nền nông nghiệp trong đó lao động có hiểu biết về ngành nghề, về các kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi, có trình độ cao để dễ tiếp thu những công nghệ, phương thức hoạt động nông nghiệp tiên tiến và ứng dụng một cách sáng tạo hợp lý những điều đó vào thực tiễn sản xuất. Đổi mới không có nghĩa là loại bỏ những kinh nghiệm dân gian lưu truyền mà phải biết chọn lọc những thông tin, những kinh nghiệm chính xác, đã được kiểm chứng từ thực nghiệm để sử dụng như là những kinh nghiệm đúc rút được trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, nâng cao tay nghề của lao động trong trồng trọt cũng giúp giảm bớt số lao động trong ngành trồng trọt và tăng số lượng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ khác, góp phần thay đổi cơ cấu lao động các ngành của các khu vực hoạt động kinh tế.

- Thay đổi cơ cấu cây trồng trong vùng:

Cơ cấu cây trồng trong vùng được hiểu là cấu trúc bên trong của ngành trồng trọt. Cấu trúc này bao gồm các bộ phận hợp thành ngành trồng

trọt của vùng với các mối quan hệ tỷ lệ hữu cơ giữa các bộ phận đó trong điều kiện thời gian và không gian nhất định.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong vùng cũng là một trong những biểu hiện cụ thể của việc đáp ứng sự phát triển của nên kinh tế thị trường, đáp ứng nh cầu về nông sản, về nhu cầu tiêu dùng của dân cư.

Trong quá trình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, ngành trồng trọt không khỏi phải đối mặt với sự phát triển không ngừng của thị trường. Để đáp ứng được nhu cầu của thi trường cần lựa chọn những loại cây trồng phù hợp và cho thu nhập cao nhất. Do đó vấn đề đặt ra là phải chọn cơ cấu cây trồng tối ưu nhất để đạt được hiệu quả lớn nhất.

Bài toán đặt ra là: tối đa hóa thu nhập từ trồng trọt trong điều kiện quỹ đất dành cho trồng trọt là không đổi. Muốn giải được bài toán này không phải là một điều đơn giản đối với hầu hết các hộ gia đình, các tỉnh vì mỗi vùng mỗi gia đình có một điều kiện tự nhiên, kinh tế khác nhau do vậy không thể áp dụng đồng loạt một kết quả cho nhiều nơi, nhiều hộ được. Mặt khác, chuyển dịch cơ cấu cây trồng cũng cần dựa trên nhu cầu của thị trường. Điều này rất quan trọng. Bởi muốn thu nhập cao thì đầu ra cho sản phẩm phải rộng, thị trường sẵn sàng chấp nhận nông sản và tiêu thụ nhanh, không bị tồn đọng hàng dẫn đến giảm chất lượng nông sản.

Ngoài ra, chuyển dịch cơ cấu cây trồng cũng góp phần vào vào quá trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh, vùng, thực hiện tốt mục tiêu của Đảng và nhà nước trong giai đoạn phát triển này.

- Cải tiến kỹ thuật và công nghệ:

Áp dụng công nghệ vào trồng trọt làm tăng sản lượng cũng như chất lượng của nông sản. Nông sản là một loại hàng hóa nờn nó cũng giống như mọi hàng hóa khác. Nếu đầu tư vốn vào để nâng cao công nghệ sản xuất thi

flam cho năng suất tăng, chất lượng tăng mà giá thành lại giảm xuống, dẫn đến thu được nhiều từ nông sản hơn.

Cải tiến kỹ thuật bớt được gánh nặng về lao động trong ngành, giảm số lao động làm trong ngành nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả của hoạt động trồng trọt trong vùng.

- Hệ thống thủy lợi:

Hệ thống thủy lợi là công trình phúc lợi lâu bền của nhà nước nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình sử dụng cần có những biện pháp bảo vệ và cải tạo hệ thống đê điều và thủy lợi. Hệ thống đê điều của ta từ lâu đã có nhiều chỗ chất lượng bị giảm, hàng năm vào mùa mưa, lũ về làm cho nhiều đoạn đê bị vỡ, nhiều nơi nước lũ quá lớn làm tràn đê. Khi con lũ đi qua lại không thoát được nước nhanh chóng gây ngập ỳng trờn diện rộng, làm giảm giá trị của nông sản, nhiều nơi còn bị mất trắng. Vì vậy, cần có một số biện pháp nhằm giảm nhẹ sự tàn phá của thiên nhiên như:

+ Phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai: các đài khí tượng thủy văn cân dự báo chính xác và khẩn trương tình hình về bão lũ cho người dân, chủ động tham gia đắp đê, kố đờ gia cố lại những đoạn đê yếu, khi sắp có lũ chủ động có những phương án bảo vệ mùa màng, nếu cần thiết có thể thu hoạch sớm nông sản.

+ Quản lý và bảo vệ nguồn nước: Sau đất, nước là tài nguyên quý giá không thể thiếu và rất quan trọng trong hoạt động trồng trọt, nông nghiệp. Vì vậy, cần có những phương án sử dụng hợp lý nguồn nước, không nên sử dụng lãng phí, nhất là ở những nơi có mùa khô, nắng nóng hạn hán kéo dài. Đồng thời cũng bảo vệ nguồn nước, đảm bảo nước sạch không bị ô nhiễm và không bị thiếu khi cần thiết.

+ Phát triển hệ thống tưới tiêu, cấp thoát nước: đây là vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến hoạt động trồng trọt. Hệ thống tưới tiêu nước

phải đảm bảo được nước tưới cần thiết và đầy đủ cho toàn bộ hệ thống ruộng đất trồng trọt, cấp thúat nước hợp lý, cấp thoát nước nhanh chóng, không bị ứ đọng nước hay là không có nước ở bất kỳ khu vực nào.

- Xây dựng các mô hình kinh tế VAC, VACR: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết hợp các yếu tố của trồng trọt chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản để tận dụng được tối đa những chất thải hữu cơ của giai đoạn này đưa vào làm đầu vào cho giai đoạn tiếp cũng làm tăng hiệu quả của việc sử dụng đất nông nghiệp.

- Tiếp tục có những chương trình, những chính sách khuyến nông, đưa những chính sách, chương trình này tiếp cận được đến những người nông dân nhất là những hộ gia đình ở vựng sõu vựng xa, những nơi hẻo lánh mà các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các phương tiện giao thông hiếm hay rất khó để tiếp cận được. Như vậy có thể hỗ trợ được phần nào trong sự cải tiến, sáng tạo trong quá trình hoạt động trồng trọt.

Không chỉ những chính sách nhằm nâng cao kỹ thuật của người lao động mà còn cần có những chính sách vay vốn, giúp cho nông dân có thể đầu tư vào việc mua sắm những trang thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất trồng trọt, đầu tư vào mua sắm những cây giống, công nghệ tiên tiến làm tăng năng suất, sản lượng cũng như chất lượng của nông sản.

- Bên cạnh những biện pháp trên, nhà nước nên xây dựng hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi lại, trao đổi buôn bán giữa cỏc vựng. Thực tế cho thấy rằng nơi nào có vị trí giao thông thuận lợi thì nơi đó phát triển mạnh và hình thành nên những khu trung tâm trao đổi buôn bán( Hải Phòng có vị trí giao thông thuận lợi nên trở thành trung tâm công nghiệp lớn, Hà Nội cũng có vị trí thuận lợi nên trở thành trung tâm kinh tế lớn của đất nước và là trung tâm chính trị quốc gia). Cỏc vựng khó khăn trong việc đi lại thường là những vùng kinh tế kém phát triển, có nhiều hộ nghèo. Vì thế, việc xây dựng

các cơ sở hạ tầng ở nhũng vùng này là rất cấp thiết, giúp cho người dân ở những vùng này có điều kiện giao lưu thông thương với những nơi khác trong vùng.

KẾT LUẬN

Nhìn chung, hiệu quả sử dụng đất trong trồng trọt của hộ gia đình tương đối thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đây là một vấn đề khá mới mẻ, mới được nghiên cứu và khảo sát gần đây, được đặt ra khi mà đất nước sắp chuyển mình đi lên công nghiệp hóa. Hiện nay, mới chỉ có những nghiên cứu ở mức cơ sở trong lĩnh vực này. Có thể thấy, hiệu quả sử dụng đất trong trồng trọt phụ thuộc nhiều vào tổng diện tích đất canh tác. Nhưng trong mô hình đánh giá tác động ở chương 3 lại không thể hiện được điều này là do còn một số yếu tố khác tác động đến hiệu quả sử dụng đất trong trồng trọt nhưng chưa được đánh giá đúng mức độ. Tuy nhiên do thời gian không có nhiều, mặt khác, kiến thức và hiểu biết còn ở mức hạn chế nên trong đề tài này không thể đánh giá được hết tất cả các yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng đất trong trồng trọt của hộ gia đình.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong trồng trọt là vấn đề khá phức tạp, đòi hỏi một kiến thức thực tiễn cũng như cơ sở lý luận rộng lớn, nhận thức nhạy bén mới có thể đánh giá được đúng, chính xác những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất cũng như lý giải được nguyên nhân nào gây ra ảnh hưởng đó. Trong quá trình xử lý số liệu và phân tích các kết quả do còn hạn chế về kinh nghiêm thực tế nên em khó tránh khỏi thiếu sót. Em mong các thầy cô giáo, các anh chị đóng góp những ý kiến, chỉ dẫn giúp em nâng cao kinh nghiệm thực tiễn và cơ sở lý luận của mình.

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp ở vùng Đồng bằng Sông Hồng sử dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả sử dụng đất ngành trồng trọt ở ba tỉnh Hà (Trang 43)