Thu nhập từ trồng trọt, thu nhập từ trồng trọt bình quân trên một lao động chính, thu nhập từ trồng trọt bình quân trên một ha đất canh tác có quan hệ thuận chiều với tổng diện tích đất đưa vào trồng trọt. Dễ dàng giải thích được rằng đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và vô cùng quan trọng của trồng trọt. Do vậy, khi diện tích đất trồng trọt tăng lên, TLSX tăng lên dẫn đến tạo ra được nhiều nông sản hơn cho ngành, dẫn đến nâng cao được thu nhập bình quân trên một ha đất trồng trọt.
3.3. Phân tích hồi quy các yếu tố với thu nhập từ trồng trọt bình quân trên một ha đất canh tác trên một ha đất canh tác
Do khác nhau các điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thời tiết, hệ thống sông ngòi, khác nhau về bố trí các kênh mương thủy lợi ở ba tỉnh mà dẫn đến mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tổng diện tích đất đưa vào trồng trọt, tác động của chương trình khuyến nông, tài sản lâu bền đưa vào hoạt động trồng trọt, trình độ học vấn của chủ hộ, số lao động chính tham gia vào quá trình hoạt động trồng trọt là khác nhau với từng tỉnh.
Dưới đây là bảng hệ số của các yếu tố khi ta hồi quy chỉ tiêu thu nhập từ trồng trọt bình quân trên một ha đất canh tác của hộ gia đình theo tất cả các yếu tố nêu trên:
Hà Nội Hải Phòng Thái Bình
Năm 2002 2004 2002 2004 2002 2004 Tổng diện tích đất 0.075* * -0.176 0.153** 0.033** 0.154** 0.161** Tài sản cố định 0.026 0.117 0.064 -0.005 -0.074 0.057 Trình độ học vấn -0.12 -0.104 0.032 -0.061 0.017 -0.019 Khuyến nông 0.085 0.161** -0.11 0.045 00.026 0.076 Số lao động chính 0.055 0.033 0.094 -0.058 -0.084 -0.256**
Bảng 3.3.a- hệ số hồi quy của tất cả các yếu tố nêu trên tới chỉ tiêu thu nhập từ trồng trọt bình quân trên một ha đất canh tác của hộ gia đình.
Trong các yếu tố trên chỉ có chỉ tiêu tổng diện tích là có ý nghĩa trong mô hình hồi quy của cả ba tỉnh với mức ý nghĩa là 5%. Yếu tố tiếp cận các chương trình khuyến nông và yếu tố số lao động chính trong trồng trọt của hộ gia đình có tác động đến thu nhập bình quân từ trồng trọt trên một ha đất canh tác của hộ gia đình( với mức ý nghĩa 5%). Như vậy, có thể dự đoán rằng: trong năm 2002, thu nhập bình quân từ trồng trọt bình quân trên một ha đất canh tác sẽ phụ thuộc vào yếu tố tổng diện tích ở cả ba tỉnh; trong năm 2004, nó sẽ phụ thuộc vào chương trình khuyến nông được tiếp cận ở Hà Nội, phụ thuộc vào tổng diện tích đất trồng trọt và số lao động chính ở Thái Bình.
Hà Nội Hải Phòng Thái Bình Năm 2002 2004 2002 2004 2002 2004 Tổng diện tích đất 0.191 - 0.199 - 0.139 0.171 Tài sản cố định - - - - Trình độ học vấn - - - - Khuyến nông - 0.163 - - - - Số lao động chính - - -0.268
Bảng 3.3.b- bảng hệ số hồi quy của các yếu tố sau khi đã điều chỉnh
Ta thấy, thu nhập bình quân trên một ha đất trồng trọt không phụ thuộc vào việc có tài sản cố định trong trồn trọt hay không, có học hết được lên tới cấp ba hoặc cao hơn không. Như đã phân tích ở phần trước, trồng trọt chỉ là ngành lao động sản xuất vật chất giản đơn, không cần nhiều tới trình độ tay nghề cao mà vẫn làm được. Máy móc cũng chỉ là những phương tiện giúp cho công việc trong quá trình sản xuất nông sản nhanh chóng và tiện lợi hơn, đỡ tốn sức lao động hơn chứ không làm tăng sản lượng thu hoạch nông sản. Do vậy, dù có học vấn cao hay thấp, có những tài sản lâu bền hay không thì cũng không ảnh hưởng tới thu nhập bình quân trên một ha đất trồng trọt, không làm thay đổi hiệu quả sử dụng đất trong trồng trọt. Điều này cũng phù hợp với những phân tích phần trước.
Năm 2002, thu nhập bình quân trên một ha đất trồng trọt chỉ phụ thuộc vào diện tích đất đươc đưa vào trồng trọt. Ở Hà Nội, cứ tăng tổng diện tích đất trồng trọt tăng lên 1% thì thu nhập bình quân trên một ha đất trồng trọt tăng lên 0.191%. Mức tăng này lớn hơn so với Thái Bình là 0.139% và nhỏ hơn ở Hải Phòng là 0.199%. Kết quả này phù hợp với những nhận xét ở phần
trước.khi diện tích đất trồng trọt tăng lên, làm cho sản lương thu hoạch được trên tổng diện tích đất canh tác lớn hơn, thu nhập từ trồng trọt lớn hơn, dẫn đến tăng thu nhập bình quân trên một ha đất trồng trọt.
Trong năm 2004, ở Hà Nội thu nhập bình quân trên một ha đất trồng trọt phụ thuộc vào các tiếp cận với chương trình khuyến nông: nhờ có sự tiếp cận với các chương trình khuyến nông mà thu nhập bình quân trên một ha đất trồng trọt tăng lên 0.163 nghìn đồng. Hà Nội là thủ đô của đất nước, đất chật người đông, nếu muốn tăng hiệu quả sử dụng đất khó có thể áp dụng biện pháp tăng diện tích đất trồng trọt được. Vì vậy, lựa chọn tham gia các chươgn trình khuyến nông để đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là trồng trọt là một lựa chọn hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả cao. Hệ số ước lượng của biến khuyến nông trong mô hình hồi quy của Hà Nội có ý nghĩa đã khẳng định sự lựa chọn là chính xác. Ở Thái Bình, thu nhập bình quân trên một ha đất trồng trọt phụ thuộc vào tổng diện tích đất trồng trọt và số lao động chính trong trồng trọt của hộ: nếu với mỗi 1% đất được đưa vào sử dụng để trồng trọt làm tăng thu nhập bỡnh trờn một ha đất trồng trọt lên 0.171% thì với mỗi 1% số lao động chính tham gia sản xuất lại làm giảm đi 0.268% thu nhập trung bình thu được trên mỗi ha đất trồng trọt.
Thái Bình là vùng có nhiều đất chưa đưa vào sử dụng nên có thể sử dụng biện pháp đưa thêm đất chưa sử dụng vào trồng trọt để làm tăng thu nhập từ trồng trọt. Khi diện tích đất canh tác tăng lên, phần đất canh tác tăng thêm có độ màu mỡ tự nhiên nhất định, diện tích đất trồng trọt bình quân một lao động tăng lên nờn cú sử dụng thêm lao động chính vào hoạt động trồng trọt sẽ góp phần làm tăng thu nhập bình quân một lao động trong trồng trọt.
Hải Phòng là một trung tâm công nghiệp lớn của miền Bắc nói chung và vùng ĐBSH nói riêng, mặt khác, Hải Phũng cú diện tích nhỏ cho nên khó có thể tăng được tổng diện tích đất canh tác. Hải Phòng thu hút nguồn lao động
dồi dào vào các khu công nghiệp trên địa bàn, áp dụng các tiến bộ vào trồng trọt. Tuy nhiên, diện tích Hải Phòng nhỏ, các khu công nghiệp ngày càng nhiều, được mở rộng quy mô nên một phần diện tích đất canh tác bị giảm vì bị chuyển sang dùng cho mục đích khác như làm nhà ở, làm công trình phúc lợi, xây dựng các nhà mỏy,……. Vì vậy, có thể núi cỏc yếu tố khó làm cho Hải Phòng thay đổi thu nhập bình quân trên một ha đất trồng hơn là chính sự vận động trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của Hải Phòng. Điều này thể hiện ở mô hình hồi quy các ước lượng của các tham số không có ý nghĩa.
Tuy nhiên, các tác động của các yếu tố không phản ánh được phần lớn những biến động, thay đổi của chỉ tiêu thu nhập bình quân thu được từ trồng trọt trên một ha đất canh tác. Có thể nhận thấy rằng ngoài các yếu tố trờn cũn cú cỏc yếu tố trờn cũn cú cỏc yếu tố khác cũng có ảnh hưởng tới sự thay đổi trong thu nhập bình quân từ trồng trọt trên một ha đất canh tác của hộ gia đình. Các yếu tố đó có thể là các yếu tố thuộc khách quan như: thời tiết nóng lạnh mưa nắng thất thường, hay chất lượng đất thay đổi; hoặc các yếu tố chủ quan như: kỹ thuật canh tác của lao động trở nên lạc hậu hay sang tạo hơn, tăng cường vốn đầu tư vào các hoạt động nhằm cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, ngoài ra còn có thể do các dự án, chính sách thông qua hoặc chưa thông qua có tác động đến người nông dân, thị trường đầu ra các nông sản có sự biến động theo các thay đổi trên thị trường thế giới………