Các chỉ tiêu đánh giá hiệuquả sử dụng đất trong trồng trọt:

Một phần của tài liệu Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp ở vùng Đồng bằng Sông Hồng sử dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả sử dụng đất ngành trồng trọt ở ba tỉnh Hà (Trang 29)

Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong trồng trọt khác nhau và chúng được lựa chọn và sử dụng tùy theo yêu cầu nhất định cử những mục đích khác nhau. Trong phạm vi của chuyên đề thực tập này ta quan tâm đến hiệu quả sử dụng đất trong trồng trọt trên khía cạnh ta sẽ thu được bao nhiờu trên tổng số diện tích gieo trồng.

Dưới đây là bảng giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các chỉ tiêu: thu nhập từ trồng trọt(thu nhập), thu nhập từ trồng trọt bình quân trên một lao động, thu nhập từ trồng trọt bỡnh quõn trên 1 ha

đất canh tác: (đơn vị: nghìn đồng)

Hà Nội:

Chỉ tiêu Năm Thu nhập Thu nhập/lao động Thu nhập/ha Giá trị lớn nhất 2002 11980 3801 1725 2004 19850 9850 1020 Giá trị nhỏ nhất 2002 -2750 -2600 -3100 2004 -3400 -1133 -214.7 Giá trị trung bình 2002 2801 1699 124.9 2004 2890 1575.7 120 Độ lệch chuẩn 2002 1951.56 646 311.3 2004 3209 2161.1 111.5

Bảng 2.2.a- giá trị thống kê của các chỉ tiêu tỉnh Hà Nội Hải Phòng:

Chỉ tiêu Năm Thu nhập Thu nhập/lao động Thu nhập/ha Giá trị lớn nhất 2002 11980 2813 650 2004 9967 4829 363 Giá trị nhỏ nhất 2002 -2750 -528 -1004.8 2004 -762 -381 -952.4 Giá trị trung bình 2002 2529.7 1227.9 158 2004 2807 1557.6 190 Độ lệch chuẩn 2002 1925 551.5 124.4 2004 1759.4 678.5 81

Thái Bình:

Chỉ tiêu Năm Thu nhập Thu nhập/lao động Thu nhập/ha Giá trị lớn nhất 2002 11265 3476 174.2 2004 12535 6064 399.7 Giá trị nhỏ nhất 2002 -2600 -2600 -3100 2004 -656 -190 -937 Giá trị trung bình 2002 3389.3 1770.7 147.1 2004 3401 1076.8 155.84 Độ lệch chuẩn 2002 2078.8 624.4 246 2004 2030.4 813.2 79.5

Bảng 2.2.c- giá trị thống kê của các chỉ tiêu tỉnh Thái Bình

Năm 2002, giỏ trị trung bình của thu nhập từ trồng trọt của hộ gia đình của Hà Nội là 2801 nghìn đồng tuy nhiên độ dao động lớn, trong khi giá trị thu được lớn nhất là 11980 nghìn đồng. Ở Hải Phòng và Thái Bình tình trạng này cũng diễn ra tương tự( Hải Phòng giá trị trung bình là 2529.7 nghìn đồng, giá trị lớn nhất là 11980 nghìn đồng; Thái Bình giá trị trung bình là 3389.3 nghìn đồng và giá trị lớn nhất là 11 265 nghìn đồng). Điều này cho thấy tổng thu nhập từ trồng trọt của các hộ gia đình ở ba tỉnh này mặc dù là có sự chênh lệch giữa các hộ tương đối lớn, không đồng đều nhưng giá trị trung bình của thu nhập ở Hà Nội(là 2801 nghìn đồng) nhìn chung lớn hơn so với Hải Phòng(là 2529.7 nghìn đồng) nhưng lại nhỏ hơn so với Thỏi Bỡnh(3389.3 nghìn đồng). Năm 2004, thu nhập từ trồng trọt của cả ba tỉnh nhìn chung có xu hướng tăng(Hà Nội từ 2801 nghìn đồng đến 2890 nghìn đồng; Hải Phòng từ 2529.7 nghìn đồng đến 2807 nghìn đồng; Thái Bình từ 3389.3 nghìn đồng đến 3401 nghìn đồng) tuy nhiên độ dao động của Hà Nội có xu hướng tăng lên, của Hải Phòng và Thái Bình có xu hướng giảm.

Với chỉ tiêu thu nhập bình quân từ ngành trồng trọt trên 1 lao động trong nghề trồng trọt của hộ gia đỡnh(thu nhập/lao động), bình quân một lao động ở ba tỉnh tạo ra sản phẩm mang lại thu nhập cho họ tương đối đồng đều. Nếu ở

Thái Bình một lao động bình quân thu được 1770.7 nghìn đồng(năm 2002) thì ở Hà Nội thu được 1699 nghìn đồng(2002) còn ở Hải phòng chỉ thu được 1227.9 nghìn đồng(2002). So với năm 2002 thì năm 2004 mặt bằng thu nhập bình quân của lao động trồng trọt xu hướng hơi giảm: ở Hà Nội là 1575.7 nghìn đồng; Hải Phòng là 1557.6 nghìn đồng; ở Thái Bình là 1076.8 nghìn đồng.

Thu nhập từ trồng trọt bình quân trên một ha đất canh tác là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng trên cơ sở tính thu nhập mà một ha đất mang lại cho người lao động là bao nhiêu. Đây là chỉ tiêu sử dụng thước đo giá trị để đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng.

Bảng thu nhập bình quân từ trồng trọt trên 1 ha đất canh tác của ba tỉnh vùng ĐBSH:

Tỉnh Năm Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Hà Nội 2002 1725 -3100 124.9 311.3 2004 1020 -214.7 120 111.5 Hải Phòng 2002 650 -1004.8 58 124.4 2004 363 -952.4 90 81 Thái Bình 2002 174.2 -3100 147.1 246 2004 399.7 -937 155.84 79.5

Bảng 2.2.d- giá trị thống kê của chỉ tiêu thu nhập bình quân trên một ha của ba tỉnh Hà Nội, Hải phòng, Thái Bình

Nhìn chung thu nhập trên một ha đất canh tác tương đối thấp ở cả ba tỉnh và trong cả hai năm 2002 và 2004. Điều này thể hiện ở giá trị bình quân cao nhất cũng chỉ đạt 155.84 nghìn đồng ở Thái Bình trong năm 2004(ở Hà Nội là 124.9 nghìn đồng trong năm 2002, Hải Phòng là 90 nghìn đồng trong năm 2004). Chỉ có một dấu hiệu tích cực trong kết quả nhận được là năm 2004 thu nhập bình quân giữa các ha đất canh tác có vẻ đồng đều và được cải thiện hơn trong năm 2002( độ dao động thấp:ở Hà Nội là 111.5, ở Hải Phòng là 81 , ở Thái Bình là 79.5) có thể nhận thấy là thu nhập trung bình trên một ha đất canh tác không khác nhau nhiều giữa các ha đất canh tác trong từng tỉnh.

Ta thấy trong hai năm 2002 và 2004, giá trị thu nhập trung bình trên một ha đất canh tác ở Hải Phòng có nhiều biến động và có xu hướng tăng lên theo thời gian(năm 2004 là 90 nghìn đồng so với năm 2002 là 58 nghìn đồng). Hai tỉnh là Hà Nội và Thái Bình mặc dù cũng có biến động tăng giảm thu nhập bình quân trên một ha đất canh tác từ trồng trọt nhưng không nhiều và giữa các năm cũng không cú cú sự chênh lệch thu nhập lớn. Thu nhập từ trồng trọt bình quân trên một ha đất canh tác thấp thể hiện hiệu quả sử dụng đất trồng trọt không cao ở ba tỉnh trên.

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾNHIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRONG TRỒNG TRỌT Ở VÙNG ĐBSH

Một phần của tài liệu Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp ở vùng Đồng bằng Sông Hồng sử dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả sử dụng đất ngành trồng trọt ở ba tỉnh Hà (Trang 29)