Trong giai đoạn hoạt động

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp: Đánh giá tác động môi trường DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT NÔNG DƯỢC TSC (Trang 86)

4.1.2.1 Biện pháp khống chế ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông

Khối lượng nguyên vật liệu, nhiên liệu và sản phẩm cần vận chuyển để phục vụ sản xuất của Công ty khá lớn. Các hoạt động giao thông vận tải sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường nếu không có phương án quy hoạch và khống chế thích hợp.

Khí thải từ các phương tiện vận tải có chứa các chất ô nhiễm như bụi, SO2, NO2, CO2…. Để giảm thiểu ô nhiễm gây ra do khí thải của các phương tiện vận tải, Công ty sẽ áp dụng các biện pháp sau đây:

- Thay đổi nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao bằng loại nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp.

- Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ. - Định kỳ bảo dưỡng và kiểm tra xe.

- Không chở quá trọng tải quy định.

- Thường xuyên vệ sinh phương tiện giao thông và phun nước tạo ẩm đường khi trời nắng nóng.

- Bê tông hóa toàn bộ kho bãi, đường giao thông, đồng thời trồng cây xanh dọc 2 bên đường nội bộ để hạn chế bụi từ các phương tiện giao thông và tạo bóng mát cho công nhân.

- Đối với phương tiện giao thông, chủ đầu tư sẽ bố trí nhà xe gần cổng ra vào, đồng thời ra quy định dắt bộ đối với xe gắn máy.

- Đối với xe tải, xe nâng và xe du lịch sẽ được yêu cầu tắt máy khi không cần thiết và vận chuyển theo đúng tuyến quy định.

4.1.2.2 Biện pháp xử lý khí thải do máy phát điện

Khí thải do máy phát điện có nồng độ các chất ô nhiễm đều đạt tiêu chuẩn thải TCVN 19:2009, mức B và máy phát điện dự phòng chỉ hoạt động khi mất điện nên vấn đề ô nhiễm không khí từ nguồn phát sinh này không đáng lo ngại.

4.1.2.3. Biện pháp xử lý bụi và khí thải từ quá trình sản xuất 1. Biện pháp xử lý bụi:

Bố trí các chụp hút để thu gom bụi từ nơi phát sinh và dẫn về hệ thống xử lý bụi.

Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ xử lý bụi từ công đoạn trộn.

(Chụp hút) Bụi từ quá trình Khuấy trộn Chụp hút Quạt hút Hệ Cyclon Buồng lọc

(Cấu tạo Cyclon)

Hình 4.2 chụp hút, cyclon

Thuyết minh quy trình công nghệ

Bụi được thu gom và đưa vào hệ thống xử lý bởi các chụp hút. Dòng khí mang bụi được dẫn vào hệ cyclon, dưới tác động của lực ly tâm bụi sẽ tách ra khỏi dòng khí và rơi xuống đáy cyclon. Dòng khí tiếp tục đi vào buồng lọc có bố trí các túi vải lọc. Bụi thu hồi từ cyclon và các túi vải được tận dụng để nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất. Hiệu suất xử lý của hệ cyclon 92%, hiệu suất xử lý của buồng lọc là 94%.

Bên cạnh đó, Xí nghiệp còn áp dụng các biện pháp sau để giảm thiểu tới mức thấp nhất các ảnh hưởng của bụi:

- Các phân xưởng sản xuất được bố trí thông thoáng, có hệ thống thông gió. Điều này sẽ giúp giảm lượng bụi trong khu vực sản xuất.

- Công nhân sản xuất trực tiếp được trang bị các khẩu trang bảo hộ lao động để hạn chế ảnh hưởng của bụi, mùi hôi đến sức khỏe, xung quanh trồng nhiều loại cây xanh để hạn chế bụi phát tán.

2. Biện pháp xử lý dòng khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất

* Đối với khí thải sản xuất phân bón (chủ yếu là bụi và S02 có mùi hôi) theo phương pháp ướt.

Hình 4.3: Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải sản xuất phân bón. Đường ống Dòng khí thải dạng vô cơ từ quá trình trộn, sang chai, đóng gói Tháp hấp thụ 1 (phun nước) Tháp hấp thụ 2 (phunCa(OH)2 + quạt hút) Ống khói Bể chứa + lắng Hợp đồng xử lý Bùn Hệ cyclon tổng hợp

Hình 4.5: Cấu tạo tháp hấp thụ

Thuyết minh quy trình công nghệ

Dòng khí bụi được dẫn theo đường ống qua thiết bị xử lý bụi gồm 2 hệ cyclon tổ hợp để tách bụi. Hệ cyclon tổ hợp này gồm nhiều cyclon nhỏ, nhằm làm giảm đường kính của cyclon thành phần với mục đích tăng hiệu quả làm sạch dòng khí. Khí nhiễm bụi đi vào chung một ống rồi sau đó được phân phối cho các Cyclon thành phần. Nguyên lý hoạt động của Cyclon dựa trên sự lợi dụng lực ly tâm khi dòng khí chuyển động xoáy trong thân thiết bị sau khi vào thiết bị theo phương tiếp tuyến. Dưới tác dụng của lực ly tâm, các hạt bụi có trong dòng khí bị văng về phía thành Cyclon và tách khỏi dòng khí, rơi xuống và được thu hồi ở đáy Cyclon. Khí sau khi được làm sạch tiếp tục chuyển động xoáy và sau đó chuyển động ngược hướng 1800 đi ra khỏi thiết bị bằng ống thoát trên hệ Cyclon. Hiệu quả xử lý của hệ Cyclon trên 90%.

Dòng khí thải tiếp tục được dẫn qua tháp hấp thụ. Trong tháp hấp thụ có vật liệu đệm (vật liệu rỗng, tại đây xảy ra quá trình hòa tan chất khí trong chất lỏng khi chúng tiếp xúc với nhau).

+ Ở tháp hấp thụ 1: phun bằng nước nhằm khử bụi.

+ Ở tháp hấp thụ 2: phun bằng nước vôi loãng Ca(OH)2 khử mùi và một quạt hút.

Dòng khí đi từ dưới lên, nước và Ca(OH)2 được phun từ trên xuống. Khí thải SO2 có mùi hôi khi gặp nước sẽ tạo thành axít H2SO3. Axít H2SO3 được dung dịch nước vôi loãng Ca(OH)2 trung hoà tạo ra muối CaSO3 và nước.

Dung dịch sau khi hấp thụ khí, được tuần hoàn về bể chứa kết hợp lắng và được tái sử dụng cho tháp hấp thụ. Hiệu suất xử lý của hệ thống nếu vận hành tốt có thể lên đến 100%. Khí sạch sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép đạt QCVN 19:2009, loại B được quạt hút phát tán ra ngoài qua ống khói. Bùn sẽ hợp đồng xử lý với đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại.

* Đối với khí thải từ sản xuất TBVTV: (bụi, mùi hôi, khí hữu cơ bay hơi).

1: Quạt gió 2: Cyclon

3: Đồng hồ lưu lượng

Hình4.6 Sơ đồ xử lý khí thải sản xuất TBVTV.

Khí thải từ quá trình trộn, sang chai, đóng gói

Hệ cyclon Hấp thụ Hấp phụ Nước thải đạt QCVN 20:2009/BTNMT

Hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy

TSC

4: Tháp hấp thụ

5: Thiết bị chứa nguyên liệu 6: Thiết bị hấp phụ

Thuyết minh quy trình công nghệ

Dòng khí theo đường ống đi vào hệ cyclon tổ hợp, quá trình xử lý ở giai đoạn này tương tự như công trình xử lý ở trên giúp tách được một lượng bụi lớn ra khỏi dòng khí.

Khí thải được tiếp tục dẫn qua tháp hấp thụ (tháp rửa khí). Tại tháp hấp thụ nước sẽ được phun thành các giọt nhỏ theo hướng cắt ngang hoặc ngược hướng với dòng chuyển động của khí thải. Các hạt nước nhỏ li ti sẽ tiếp xúc với khí thải và hấp thụ các khí hữu cơ độc hại như: xylen, alcohol… trong khí thải. Tháp hấp thụ này có tác dụng lọc bụi rất hiệu quả.

Khí thải sau khi qua tháp hấp thụ, còn lại chủ yếu là chất hữu cơ dạng lỏng được đưa đến hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy; và chất hữu cơ bay hơi được dẫn qua thiết bị hấp phụ có chứa vật liệu hấp phụ. Hấp phụ là kỹ thuật làm sạch khí bằng cách tập trung các khí và hơi độc lên bề mặt của chất hấp phụ (ở phương pháp xử lý này là than hoạt tính), có bề mặt tiếp xúc lớn, than được xếp với độ dày khoảng 20 -25 cm. Than hoạt tính có nhiều lỗ hổng giúp nó có khả năng hấp thu các chất hữu cơ trong không khí với khối lượng lớn. Than hoạt tính sẽ hấp thu các chất hữu cơ bằng cách hút và giữ chất khí hoặc chất lỏng ở trên mặt của than. Qua quá trình hấp thụ, nhiệt độ và pH ở buồng hấp phụ xuống thấp cộng với kéo dài thời gian tiếp xúc giữa khí thải, nước thải với than hoạt tính sẽ giúp khả năng hấp thu chất hữu cơ của than tăng lên. Nên chọn than hoạt tính loại hạt lớn hoặc loại thanh dài là loại có tuổi thọ dài, mặc dù tốc độ hấp thu chậm hơn loại than dạng hạt, có kích thước nhỏ. Than hoạt tính có khả năng tái sử dụng lại bằng phương pháp vi sinh hoặc chiết dung môi. Phương pháp này giúp khử mùi tốt.

3. Biện pháp phòng ngừa, hạn chế độc hại của các chất hữu cơ bay hơi

Đối với Xylene

− Thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho công nhân. + Cách ly chúng với các nguồn khí nóng, lửa hoặc điện.

+ Duy trì chế độ thông hơi thích hợp và tránh trường hợp nén hơi khí.

+ Tránh tiếp xúc với da, mắt và quần áo. Dùng các dụng cụ bảo hộ thích hợp như: đeo kính bảo hộ hóa học hoặc khẩu trang bảo hộ bảo vệ mắt, đeo găng tay dài bằng cao su Nitril, PVC bảo vệ tay, mang giày hoặc ủng bảo vệ chân, mặc quần áo bảo hộ lao động. Tất cả vật dụng bảo hộ (quần áo, găng tay, giầy, nón bảo hộ) phải sạch sẽ, luôn có sẵn sàng và phải mặc vào, mang vàp trước khi làm việc.

− Thực hiện các biện pháp xử lý khi sự cố tràn xylen ra ngoài * Trường hợp Xylene bị lan tràn với số lượng lớn gây hư hại nặng: +Dùng đất cát để ngăn xylene lây lan ra các vùng khác.

+Cho Xylene vào thùng cứu hộ nếu có thể. +Thông báo cho cứu hỏa ngay lập tức. * Trường hợp rò rỉ Xylene:

+ Bịt các lỗ thủng nếu chưa xảy ra gì.

+ Đặt các thùng Xylene vào các thùng cứu hộ. * Trường hợp Xylene gây cháy:

Hình 4.7 Than hoạt tính

+ Cháy nhỏ: dập tắt bằng các chất bột hóa học khô, bằng carbon dioxide, nhựa xốp, nước hoặc dùng đất cát.

+ Cháy lớn: Dập tắt bằng nhựa xốp thấm nước. Tránh sử dụng vòi phun nước. + Giữ cho các container luôn lạnh bằng các miếng nhựa xốp có thấm nước. −Thực hiện các biện pháp cấp cứu cho công nhân bị Xylene rơi vào

+ Nếu tiếp xúc với da: không chậm trễ phải thay quần áo bị dính chất độc ngay. Tắm ngay với nước sạch, dùng xà phòng nếu có.

+ Nếu tiếp xúc với mắt: lấy nước sạch rửa mắt, nếu bị viêm hay nhiễm độc thì cần phải hỏi ý kiến của bác sỹ ngay.

+ Nếu hít khí độc vào: phải đưa người bị nhiễm độc đến ngay nơi có không khí trong lành.

+ Nếu tắt thở phải hô hấp nhân tạo, phải hỏi ý kiến của bác sỹ trong mọi trường hợp. + Nếu lỡ nuốt vào: phải cho nôn ra, không được cho bất cứ gì vào miệng.

Đối với methyl Alcohol

−Thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho công nhân như cách ly Methyl Alcohol, duy trì chế độ thông hơi, nén khí, trang bị quần áo, phục trang bảo hộ lao động giống như đối với Xylene.

−Biện pháp xử lý khi Methyl Alcohol bị đổ ra ngoài

+ Không cho những người không sử dụng quần áo bảo hộ vào các vùng mà các thùng Methyl alcohol bị đổ hoặc đang rò rỉ cho đến khi chúng được lau sạch.

+ Di chuyển tất cả các nguồn có thể phát điện đi. Làm thông thoáng sạch sẽ vùng bị đổ Methyl alcohol.

+ Hấp thụ Methyl Alcohol bằng vermiculite, cát khô, đất hoặc các vật liệu tương tự và có thể làm lắng trong các container kín.

+ Dập lửa: Methyl alcohol là chất lỏng dễ cháy. Do đó nên sử dụng chất hóa học khô, CO2 hoặc các miếng xốp và nước để giữ cho các thùng được lạnh.

+ Các biện pháp cấp cứu cho công nhân bị Methyl Alcohol rơi phải.

vòng ít nhất là 10 –15 phút. Trong trường hợp bị dính vào mắt phải đến gặp bác sỹ ngay.

− Trường hợp bị tiếp xúc với da: nhanh chóng cởi bỏ quần áo dính Methyl alcohol đi. Ngay lập tức dùng nước lau sạch vùng bị nhiễm chất độc, hỏi ý kiến bác sỹ.

− Trường hợp bị tiếp xúc qua đường hô hấp: chuyển người bị nhiễm độc đi, tiến hành hô hấp nhân tạo nếu đã ngừng thở và CPR nếu tim ngừng đập. Chuyển nhanh đến phòng khám y khoa.

4.1.2.4. Biện pháp xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải KCN Đức Hòa I Nước mưa chảy

tràn Hố gas + song chắn HT thoát nước mưa của KCN Nước thải từ nhà vệ sinh Bể tự hoại Hệ thống xử lý nước thải tập trung Nước thải từ nhà

bếp

Bể tách dầu mỡ kết hợp

lắng Nước thải rửa

nhà xưởng, thiết bị

Nước thải từ quá trình sx TBVTV

và phân bón Nước rửa nhà xưởng, trang thiết

bị chứa TBVTV và phân bón Nước tưới cây,

rửa đường

Hệ thống xử lý nước thải KCN Đức Hòa I

Hình 4.8: Qui trình xử lý nước thải nhà máy TSC

Khi Dự án đi vào hoạt động Hướng dẫn chung về phương pháp xử lý Nước thải

Nước thải sinh hoạt, lưu lượng 7,24 m3/ngày đêm

Nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý bằng bể tự hoại trước khi đưa vào xử lý tiếp bằng hệ thống xử lý sinh học hiếu khí.

Nước mưa chảy tràn Thoát vào hệ thống cống thoát nước mưa trên toàn bộ mặt bằng Xí nghiệp.

Nước thải từ quá trình sản xuất, rửa trang thiết bị, nhà xưởng.

Thoát vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của công ty TSC.

1. Nước thải sinh hoạt

Lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong Công ty khoảng 7,24 m3/ng.đ. Nước thải ra từ các nhà vệ sinh này được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại. Công ty sẽ đầu tư xây dựng bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc. Biện pháp này sẽ giúp giảm bớt nồng độ các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng trong nước thải. Sơ đồ bể tự hoại được thể hiện trong hình sau.

Hình4.9 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc

1- Ống dẫn nước thải vào bể. 2- Ống thông hơi. 3- Nắp thăm (để hút cặn). 4- Ngăn định lượng xả nước thải đến công trình xử lý tiếp theo.

Tính toán bể tự hoại

− Thể tích phần nước

WN = K.Q = 2,5 x 7,24 = 18,1 m3

+Q- Lưu lượng tb ngày đêm, Q =7,24 m3/ng.đ

− Thể tích phần bùn

Wb = a.N.t.(100 - P1) x 0,7 x 1,2 (100 - P2)/100 000 − Tiêu chuẩn cặn lắng cho 1 người, a = 0,4 - 0,5 l/người.ng.đ

N- Số công nhân viên, N =181 người

t- Thời gian tích lũy cặn trong bể tự hoại, t = 180 - 365 ng.đ

0,7- Hệ số tính đến 30% cặn đã được phân giải.

1,2- Hệ số tính đến 20% cặn được giữ lại bể tự hoại để "nhiễm vi khuẩn" cho cặn tươi.

P1- Độ ẩm của cặn tươi, P1 = 95%

P2- Độ ẩm tb của cặn trong bể tự hoại, P2 = 90%

Wb = 0,4 x 181 x 180 x (100 - 95) x 0,7 x 1,2 x (100 - 90)/100 000 = 5,4 m3

- Thể tích tổng cộng của bể tự hoại

W = WN + Wb = 18,1 + 5,4 = 23,5 m3

Thuyết minh qui trình hoạt động của bể tự hoại

Bể tự hoại có hai chức năng chính là lắng và phân hủy cặn lắng với hiệu suất xử lý 40 - 50%. Thời gian lưu nước trong bể khoảng 3 ngày thì 95% chất rắn lơ lửng sẽ lắng xuống đáy bể. Cặn được giữ lại trong đáy bể từ 6 - 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kị khí, các chất hữu cơ bị phân hủy một phần, một phần tạo ra các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan. Nước thải ở trong bể một thời gian dài để đảm bảo hiệu suất lắng cao rồi mới chuyển qua ngăn lọc và thoát ra ngoài đường ống dẫn. Mỗi bể tự hoại đều có ống thông hơi để giải phóng khí từ quá trình phân hủy. Nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại thì hàm lượng BOD, COD và SS giảm đáng kể và được trình bày cụ thể trong bảng sau

Bảng4.1: Nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp: Đánh giá tác động môi trường DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT NÔNG DƯỢC TSC (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w