Trong giai đoạn xây dựng Dự án

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp: Đánh giá tác động môi trường DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT NÔNG DƯỢC TSC (Trang 83)

4.1.1.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

- Nước thải sinh hoạt, lưu lượng 2,52 m3/ngày: Do thời gian xây dựng ngắn hạn nên Chủ đầu tư sẽ xây dựng nhà vệ sinh tạm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân. Nước thải được dẫn vào bể tự hoại tự thấm. Sau khi thi công xong công ty sẽ thuê xe đến hút thải bỏ và tiến hành san lấp bể tự hoại tự thấm. Sau khi thi công xong công ty sẽ thuê xe đến hút thải bỏ và tiến hành san lấp bể tự hoại.

- Nước mưa chảy tràn: Công ty đã có hệ thống thoát nước mưa nên lượng nước mưa chảy tràn sẽ được thoát vào hệ thống này vào hệ thống thoát nước mưa của tỉnh và thải ra nguồn tiếp nhận là sông và kênh rạch xung quanh Dự án

- Nước thải xây dựng từ quá trình trộn bê tông, đào đất: Nước thải này sẽ được dẫn vào hố lắng trước khi vào hệ thống thoát nước mưa của KCN tránh ứ đọng nước thải trong quá trình thi công.

4.1.1.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

- Bụi, đất đá vật liệu xây dựng từ quá trình thi công các hạng mục công trình: + Giảm thiểu bằng cách che chắn công trường, tránh để phát tán.

+ Che chắn vật liệu xây dựng trong quá trình vận chuyển cũng như những khu vực phát sinh bụi và tưới nước để hạn chế khả năng khuếch tán bụi ra môi trường xung quanh, tưới nước đường vận chuyển trên công trường trong những ngày nắng nóng để giảm lượng bụi trong không khí.

- Khí thải từ các phương tiện giao thông - Trong quá trình di dời, vận chuyển

+ Đây là các nguồn thải động nên rất khó quản lý. Chỉ có thể giảm bớt các tác động bằng cách yêu cầu các phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm nhiều chạy vào ban đêm (nhưng phải kết thúc trước 22 h đêm).

+ Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại, hạn chế di chuyển nhiều lần ngang qua khu vực dân cư.

4.1.1.3 Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn

- Từ sinh hoạt của công nhân 35 kg/ngày: Đặt các thùng rác 100 lít nhằm thu gom và tập kết tại 1 địa điểm cố định. Lượng chất thải này sẽ được hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom xử lý hàng ngày.

- Từ quá trình xây dựng: đất, đá, gỗ, xà bần, vữa, xi măng: + Xà bần sẽ được xúc đi san nền

+ Sắt thép vụn được thu gom và bán lại

+ Các loại rác như bao giấy (bao xi măng), thùng chựa, dây nhựa… sẽ được tách riêng để bán cho các cơ sở tái chế

- Các chất thải rắn xây dựng, các vật liệu phế bỏ được thu gom thường xuyên và vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn chung của tỉnh.

4.1.1.4 Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

- Tiếng ồn, rung từ quá trình bốc dỡ, lắp đặt thiết bị, vận chuyển, thiết bị thi công:

Rất khó quản lý nguồn gây ô nhiễm này. Giảm thiểu tác động đến người dân bằng cách cấm vận chuyển và thi công các công việc có mức ồn cao vào ban đêm (đổ bê tông…) và giảm tốc độ khi đi qua khu vực dân cư, gắn ống giảm thanh cho xe.

Lắp đặt bộ phận giảm tiếng ồn cho những thiết bị máy móc có mức ồn cao như máy phát điện, hệ thống nén khí, máy cưa…

Để giảm ồn còn cần phải tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên các phương tiện vận tải, các máy móc thiết bị kỹ thuật thi công, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong thi công.

4.1.1.5 Các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng

- Áp dụng biện pháp thi công cuốn chiếu: thi công các hạng mục chính trước như đường giao thông nội bộ, tuyến cống cấp – thoát nước, tuyến điện và thông tin liên lạc, hệ thống xử lý nước thải tập trung, trồng cây xanh.

- Áp dụng trình tự thi công hợp lý giữa các hạng mục công trình cơ bản để đảm bảo rút ngắn thời gian thi công, an toàn giao thông và hạn chế các tác động có hại do bụi, khí thải, ứ đọng, ngập úng, sình lầy…

- Quy định các tổ chức thi công xây dựng phải có những giải pháp cụ thể cho việc bảo vệ môi trường trong quá trình thi công hạng mục công trình đảm nhiệm.

- Sử dụng bạt che chắn nhằm cách ly khu vực thi công với các khu vực xung quanh để giảm thiểu lượng bụi phát tán vào không khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

4.1.1.6 Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động của công nhân xây dựng

- Ưu tiên tuyển chọn công nhân ở gần khu vực Dự án để giảm lượng công nhân ở trong lán trại, giảm lượng chất thải phát sinh gây ô nhiễm và hạn chế các tác động xã hội tiêu cực.

- Đặt các thùng nước uống đảm bảo vệ sinh tại các công trường.

- Quy định thùng rác, bãi rác… tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.

- Thu gom và xử lý hợp vệ sinh rác thải sinh hoạt tại khu vực quy định.

- Vệ sinh, khơi thông cống rãnh, tránh ứ đọng nước thải trong quá trình thi công xây dựng.

4.1.1.7 Các biện pháp an toàn lao động

- Quy định các nội quy làm việc tại công trường bao gồm: nội quy ra, vào công trường; nội quy về trang phục bảo hộ lao động; nội quy sử dụng thiết bị nâng cẩu; nội quy về an toàn điện; an toàn giao thông; an toàn cháy nổ…

- Thiết kế chiếu sáng cho những nơi cần làm việc ban đêm hoặc những nơi đào sâu để lắp đặt đường ống, đường dây.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội quy cho công nhân bằng nhiều hình thức khác nhau như in nội quy vào bảng treo tại công trường; tổ chức học nội quy; nhắc nhở tại hiện trường…

- Tổ chức theo dõi tai nạn lao động, xác định nguyên nhân tai nạn và áp dụng các biện pháp khắc phục kịp thời nhằm tránh xảy ra tai nạn tương tự.

- Lắp đặt biển báo cấm lửa tại các khu vực dễ gây ra cháy nổ (kho xăng dầu, kho hóa chất, kho vật tư dễ cháy nổ, trạm biến áp…).

- Trang bị các phương tiện chữa cháy tại các kho (bình bọt, bình CO2, cát, hồ nước, các khâu móc giật…).

- Cung cấp đầy đủ và đúng chủng loại các trang bị bảo hộ lao động cho công nhân.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp: Đánh giá tác động môi trường DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT NÔNG DƯỢC TSC (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w