2.2.1. Kinh tế sản xuất
Xã Đức Hòa Đông thuộc Huyện Đức Hoà có địa bàn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Long An. Những điều kiện về tự nhiên địa lý và điều kiện kinh tế xã hội đã giúp cho xã Đức Hòa Đông có lợi thế thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá trong và ngoài nước, có điều kiện tiếp thu nhanh và ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật, có nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, có khả năng thu hút các nhà đầu tư lớn từ Tp. Hồ Chí Minh và nước ngoài. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để xã Đức Hòa Đông xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thành vùng trọng điểm. Xã Đức Hòa Đông sẽ tập trung hơn nữa huy động mọi nguồn lực để tăng tốc phát triển công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm. Quan điểm của xã sẽ chú trọng đầu tư phát triển toàn diện các lĩnh vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ, dân cư - đô thị và nông nghiệp; trong đó, công nghiệp làm nền tảng. Ưu tiên thu hút đầu tư cho ngành Công nghiệp, thương mại - dịch vụ ở các khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch, chú ý đến các ngành nghề nhiều lao động; đồng thời tạo thuận lợi để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ không gây ô nhiễm đan xen trong cụm tuyến dân cư.
2.2.1.1. Công nghiệp
Nhìn chung giá trị sản xuất của các ngành và của các thành phần kinh tế đều tăng trưởng ổn định, đặc biệt tăng trưởng nhanh ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tiếp tục thu hút vốn đầu tư triển khai xây dựng trên diện tích đất đã quy hoạch, tích cực hỗ trợ Chủ đầu tư trong việc giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất được qui hoạch.
2.2.1.2. Thương mại - dịch vụ
Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn hyện càng được mở rộng về quy mô và thị trường ngày càng phong phú, đa dạng, phương thức kinh doanh có nhiều thuận lợi, các chợ của huyện đã hoạt động ổn định và đáp ứng khá đủ nhu cầu mua sắm của công nhân ở các khu công nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm kinh doanh tự phát gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng ở các khu công nghiệp, đô thị và nhu cầu của nhân dân, nhất là dịch vụ ngân hàng, viễn thông, vận tải, bảo hiểm, y tế, đào tạo.
2.2.1.3. Nông nghiệp
Xã Đức Hòa Đông hiện tại vẫn là một xã sản xuất nông nghiệp với thế mạnh là lúa, đậu phộng, và trồng mía. Trong những năm tới tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của xã ngày càng cao, sự phân hoá các vùng ngày càng mạnh mẽ. Ngoài ra, xã còn có lợi thế là có nguồn lao động đồi dào, có tinh thần cần cù, chịu khó, ham học hỏi. Đây là thế mạnh để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn xã.
2.2.2. Y tế và giáo dục
2.2.3.1. Y tế
Trong năm 2008, tổng khám và điều trị 2.432 lượt, trong đó khám BHYT thường niên 19, BHYT trẻ dưới 6 tuổi: 25, khám phụ khoa: 1.913, khám thai: 413 và điều dưỡng 62.
Công tác Tiêm chủng trẻ đủ 6 bệnh 178 đạt 106,59%, tổ chức chiến lược uống vitamin A được 449 đạt 107%, tiêm chủng viêm nảo Nhật bản 436 liều.
Quản lý các Bệnh Xã hội trong đó HIV: 3, bệnh lao: 19 giảm 8 ca, bệnh phong; 4, bệnh tâm thần: 15.
Về chương trình Y tế Quốc gia, xã được cấp trên chấm 85/100 điểm đạt 85% loại khá. Công tác xây dựng mạng lưới Y tế Ấp đủ 4 nhân viên y tế ấp.
Công tác triển khai chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống Sốt Xuất huyết được 2 đợt đã phát 2.867 tờ bướm và giảng gia được 2.486 hộ. Tổng số ca Sốt Xuất huyết trong năm 70 ca so cùng kỳ tăng 49 ca.
Nhìn chung Ngành Y tế có thực hiện theo chuyên môn, hệ thống cơ sở bước cũng cố, tuy nhiên việc thực hiện các chương trình Y tế Quốc gia đạt yêu cầu chưa cao, về biên chế của trạm còn thiếu.
2.2.3.2. Giáo dục
- Tỷ lệ phát triển Dân số tự nhiên trong năm 0,9/1,42%.
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong năm 16,74/17,72%. Tỷ lệ giảm sinh 0,5/0,4%. Các chủ trương về giáo dục đã được thực hiện khá tốt, cụ thể:
- Về giáo dục phổ thông: có giải pháp hạ thấp tỉ lệ học sinh bỏ học, góp phần giữ vững, củng cố công tác phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở, phát triển phổ cập giáo dục trung học. Triển khai có hiệu quả chương trình kiên cố hóa trường lớp giai đoạn II (2008-2012) và phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 15%, trong đó chú ý đến trường trung học cơ sở.
- Về giáo dục cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề: tiếp tục phát triển quy mô đào tạo song song việc điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo bậc đào tạo; ưu tiên cho những ngành nghề phục vụ phát triển kinh tế xã hội và phục vụ nhu cầu hội nhập. Khuyến khích xã hội hóa mạnh mẽ lĩnh vực này. Thực hiện tốt chính sách cho sinh viên, học sinh học nghề có hoàn cảnh khó khăn được vay ưu đãi để học tập.
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG