0
Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Tình hình các khoản phải thu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN CƠ HOÀNG MAI . (Trang 44 -44 )

II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LUU ĐỘNG CỦA

2. Cơ cấu vốn lưu động của công ty

2.2. Tình hình các khoản phải thu

Phải thu là một bộ phận chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng số vốn lưu động của công ty. Hơn thế nữa nó lại liên quan trực tiếp đến chu kỳ vận động của vốn lưu động và cũng là chu kỳ tạo ra lợi nhuận cho công ty. Do vậy, quản lý các khoản phải thu là một vấn đề đang cần được quan tâm đặc biệt của công ty nhất là trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay chính ra quản lý các khoản phải thu đang trở thành một “công cụ” để chiến đấu trong cạnh tranh của bất kỳ một doanh nghiệp nào.

Các khoản phải thu của công ty bao gồm: Phải thu khách hàng, phải thu tạm ứng, trả trước người bán, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác. Trong các khoản phải thu thì khoản phải thu của khách hàng luôn chiếm tỉ trọng cao và là trọng tâm của công tác quản lý khoản phải thu, để theo dõi chi tiết các khoản phải thu ta có bảng phân tích

Bảng II. 6: Cơ cấu các khoản phải thu của Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại điện cơHoàng Mai

Đơn vị: 1000 đồng

Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) 1. Phải thu khách hàng 1.153.400 85,35 1.247.600 83,44 94.200 8,17 2. Phải trả người bán 81.675 6,08 93.713 6,27 12.038 14,74 3. Tạm ứng 85.320 6,37 80.596 5,38 -4.724 -5,54

4. Phải thu nội bộ 21.060 1,57 59.872 4 38.812 184,3

5. Phải thu khác 8.505 0,63 13.621 0.91 11.116 130,71

6. Tổng 1.343.960 100 1.495.402 100 151.442 11,27

Qua số liệu trên ta thấy tình hình các khoản phải thu năm 2012 so với năm 2011 là 151.422.000 đồng với tỉ lệ tăng là 11,27%.

Trong đó khoản phải thu từ khách hàng tăng lên từ năm 2011 là 1.153.440.000 đồng chiếm tỉ trọng 85,35 % đến năm 2012 là 1.247.600.000 đồng chiếm tỉ trọng 83,44%. Năm 2012 tăng lên so với năm 2011 là 94.200.000 đồng với tốc độ tăng là 8,17% đây là loại tài sản mang lại không ít rủi ro cho công ty. Do vậy việc quản lý khoản phải thu khách hàng hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan của công ty và là một vấn đề thực sự phải quan tâm. Trên thực tế Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại điện cơ Hoàng Mai khoản mục này bao gồm 2 bộ phận là phải thu do bán hàng nhập khẩu và phải thu do xuất khẩu. Nhưng ở đây vấn đề cần đuợc quan tâm và cũng là rủi ro lớn nhất cho công ty là khoản phải thu do bán hàng nhập khẩu còn đối với khoản do xuất khẩu thường khá an toàn và thời gian thu nợ rất nhanh. Công ty thường nhận được chấp nhận thanh toán ngay từ phía nhà nhập khẩu thông qua các chi nhánh ngân hàng đại diện của họ tại Việt Nam ngay khi hàng hoá được chứng nhận là đã tới bến. Vả lại với việc áp dụng rộng rãi hình thức

thanh toán bằng L/c thì độ an toàn rất cao, do vậy các khoản này công ty thường không theo dõi trong thời gian. Vấn đề khó khăn ở đây là khoản phải thu do bán hàng nhập khẩu, công ty nhập khẩu rất nhiều mặt hàng như: Nhôm, thép, kẽm, máy móc thiết bị, máy công cụ... Do thị trường hoặc do cơ chế thay đổi nên năm 2012 công ty đã bán được hàng nhập khẩu không nhiều và tổng giá trị nhập khẩu thấp hơn năm 2011. Bởi vậy các mặt hàng nhập khẩu bán trên thị trường nội địa có thời gian nhận nợ khá dài và hầu như ít có điều kiện đảm bảo thanh toán, do vậy mà rủi ro vẫn ở mức cao. Để tránh đuợc điều đó công ty phải quản lý khoản này chặt chẽ. Khi bán hàng hoặc mua hàng có đầy đủ các chứng từ hoá đơn cần thiết cho việc thanh toán.

Khoản trả trước nguời bán tăng 12.038.000 đồng so với năm 2011 và tỉ lệ tăng 14,74% khoản này là do công ty ứng tiền ra trước để mua các sản phẩm, nguyên vật liệu đầu vào. Đối với khoản tạm ứng năm 2011 với số tiền là 85.320.000 đồng chiếm tỉ trọng là 6,37% đến năm 2012 số tiền là 80.696.000 đồng chiếm tỉ trọng 5,38%. Như vậy số tiền tạm ứng năm 2012 giảm so với năm 2011 là 4.724.000 đồng với tốc độ giảm 5,54%. Khoản này chủ yếu phát sinh là do công nhân viên tạm ứng lương.

Năm 2012 khoản thu nội bộ tăng lên với số tiền 38.812.000 đồng với tỉ lệ tăng 184,3%, khoản này tăng thêm là do tổng công ty chế tạo Điện cơ Hà nội cấp thêm vốn kinh doanh cho công ty và tăng một số khoản phải thu nội bộ khác nhằm tăng quy mô hoạt động của công ty. Các khoản phải thu khác năm 2011 là 8.505.000 đồng chiếm tỉ trọng 0,63% và năm 2012 là 13.621.000 đồng chiếm tỉ trọng 0,91%. Ta thấy khoản phải thu khác tăng so với năm 2011 là 11.116.000 đồng với tốc độ 130,7%. Khoản này tăng chủ yếu là do phát sinh các khoản phải thu tiền phạt do công nhân làm hỏng tài sản của công ty, làm hàng hoá quy cách các khoản phải thu do chi hộ người lao động, thu do thanh lý tài sản.

Nhìn chung các khoản phải thu năm 2012 tăng lên so với năm 2011. Để đánh giá chính xác hơn tình hình phải thu của công ty ta xem xét chỉ tiêu sau.

Bảng II.7: Tình hình các khoản phải thu

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012

1. Doanh thu thuần Đồng 686.758.000 856.000.0002. Các khoản phải thu Đồng 135.000.000 150.151.000 2. Các khoản phải thu Đồng 135.000.000 150.151.000 3. Hệ số vòng quay Vòng 5,08 5,66

Tình hình các khoản phải thu phụ thuộc vào chính sách tín dụng của công ty. Chính sách tín dụng có vai trò quan trọng góp phần vào sự tăng truởng và phát triển của công ty. Chính sách này được coi như là mục tiêu tăng lượng hàng hoá tiêu thụ trong khuôn khổ, việc mở rộng thị trường tiêu thụ làm tăng doanh lợi cho công ty. Để đảm bảo sự an toàn giữa rủi ro và tính lợi ích, công ty cần nghiên cứu kỹ đối với khách hàng, kết hợp với khả năng tài chính của công ty đã xác định một sự an toàn thích hợp. Ở đây chúng ta chỉ xét tốc độ thu hồi công nợ của công ty, khả năng này thể hiện qua chỉ tiêu hệ số vòng quay các khâu phải thu.

Qua bảng số phân tích ta có nhận xét: Năm 2012 số vòng quay các khoản phải thu tăng lên so với năm 2011 từ 5,08 vòng lên 5,66 vòng. Điều này chứng tỏ năm 2012 công ty đã đẩy mạnh quá trình thu hồi các khoản công nợ phải thu, công nợ phải trả để tránh tình trạng nợ quá hạn chưa đòi được và công nợ dây dưa không có khả năng thanh toán. Nếu làm tốt công tác này sẽ góp phần làm cho cho vốn lưu động hoạt động hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN CƠ HOÀNG MAI . (Trang 44 -44 )

×