Tình hình sử dụng vốn bằng tiền của Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại điện cơ Hoàng Ma

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại điện cơ Hoàng Mai . (Trang 41)

II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LUU ĐỘNG CỦA

2. Cơ cấu vốn lưu động của công ty

2.1. Tình hình sử dụng vốn bằng tiền của Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại điện cơ Hoàng Ma

cũng như lượng tiền dự trữ của công ty có đảm bảo cho hoạt động của công ty được bình thường và đem lại hiệu quả hay không. Truớc hết ta xét khoản vốn bằng tiền của công ty.

2.1. Tình hình sử dụng vốn bằng tiền của Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại điện cơ Hoàng Mai Thương Mại điện cơ Hoàng Mai

Mọi doanh nghiệp đều cần một lượng tiền mặt dự trữ nhất định cho việc kinh doanh. Việc dự trữ tiền mặt luôn chứa đựng hai vấn đề tính lợi ích và tính rủi ro.

Bởi nếu chấp nhận tính lợi ích cao lượng tiền dự trữ ít thì rủi ro rất lớn. Ngược lại, nếu dự trữ tiền mặt lớn thì rủi ro thấp nhưng sinh lời không cao bởi lượng tiền nhàn rỗi không có khả năng sinh lời.

Bảng II.5: Tình hình vốn bằng tiền của Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại điện cơ Hoàng Mai

Đơn vị: triệu đồng

Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh Số tiền TT (%) Số tiền (%)TT Số tiền (%)TT 1. Tiền mặt 97.174 12,64 145.147 16,16 47.973 49,37 2. Tiền gửi ngân hàng 578.723 75,31 652.368 72,63 73.645 12,73 3. Tiền đang chuyển 92.540 12,05 100.213 11,21 7.673 8,29 Tổng cộng 768.437 100 897.728 100 129.291 16,83

Từ bảng số liệu trên ta thấy vốn bằng tiền của công ty tăng lên 16,83% chủ yếu là do tiền gửi ngân hàng tăng trong năm qua khoản này đã tăng

12,73% về số tiền là 73.645.000 đồng, rõ ràng khoản này tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vốn bằng tiền của công ty vì nó chiếm tới 75,31% năm 2011 và 72,63% năm 2012. Với chức năng hoạt động xuất nhập khẩu là chủ yếu thì tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ, tiền gửi ngân hàng tăng lên làm cho số tiền lãi gửi từ ngân hàng thường xuyên về nhập quỹ. Đồng thời tiền mặt của công ty cũng tăng lên 47.973.000 đồng với tỉ lệ tăng là 49,37% làm cho công ty tăng cuờng khả năng thanh toán các khoản phát sinh thường xuyên như: chi phí về mua bán hàng hoá, chi phí vận chuyển, trả lương công nhân viên... Đối với khoản tiền đang chuyển cũng tăng 7.673.000 đồng với tốc độ tăng 8,29% góp phần làm cho khoản vốn bằng tiền tăng lên. Nhưng khoản tiền mặt ở công ty mà tăng lên nhiều là không tốt vì nó có thể tăng một lượng tiền nhàn rỗi không có khả năng sinh lời cao nếu công ty không sử dụng hết số tiền mặt trong một thời gian nhất định. Nhìn chung có thể nói khoản vốn bằng tiền của công ty tăng lên thì khả năng thanh toán tức thời cũng tăng lên. Để biết đuợc việc duy trì luợng vốn bằng tiền như thế nào có hợp lý hay không ta xem khả năng thanh toán tức thời của công ty thông qua chỉ tiêu hệ số thanh toán tức thời:

Hệ số thanh toán tức thời =( Giá trị tài sản lưu động - Giá trị hàng tồn kho) / Giá trị nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán tức thời năm 2011: 0,4 Hệ số thanh toán tức thời năm 2012: 0,5

Căn cứ vào hệ số thanh toán tức thời ta thấy năm 2012 công ty tự chủ hơn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cũng như các khoản cần thanh toán ngay.

Là một công ty hoạt động chủ yếu là xuất nhập khẩu nên công ty quan hệ với rất nhiều ngân hàng Hà Nội (Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân

hàng Công thương Hà Nội...). Cũng chính vì sự đa dạng đó mà việc quản lý tiền mặt của công ty cũng rất phức tạp, phải theo dõi từng ngày từng giờ. Công ty không có tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cũng như không có khoản đầu tư vào mục chứng khoán nào bởi trên thực tế nhu cầu tiền mặt tại công ty diễn ra thường xuyên. Do vậy, công ty hầu như không có tiền nhàn rỗi mà phải thường xuyên vay ngắn hạn ngân hàng để thanh toán cho hàng xuất nhập khẩu với một số luợng thanh khoản lớn vì hàng của công ty chủ yếu là máy công cụ, điện cơ phụ tùng thiết bị...

Ngoài ra năm 2012 công ty còn xuất thêm một số mặt hàng: đá xây dựng, hoa quả khô, về hàng nhập cũng sử dụng những ngoại tệ để thanh toán. Khi xuất các mặt hàng đi ngoại tệ thu về công ty chỉ đuợc sử dụng 50% trong tổng ngoại tê còn laị 50% phải gửi lại ngân hàng (theo quyết định 63/CP ngày 17/8/2011 và quyết định 173/TTg ngày 12/9/2010 về việc sử dụng ngoại tệ) đa phần nào làm cho công ty khá bị động trong việc sủ dụng vốn. Để cho hoạt động kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục thì phải làm cho vốn lưu động tăng vòng chu chuyển. Vấn đề tiền mặt rất được chú trọng vì công ty thường xuyên xuất hiện nhu cầu ngắn hạn như tạm nhập tái xuất, nhu cầu chi trả lương... tất cả đều cần tiền mặt. Hơn thế nữa để chủ động trong kinh doanh và đảm bảo an toàn trong thanh toán thì việc duy trì một số dư nhất định nào đó trên tài khoản vốn bằng tiền là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên trên thực tế tại công ty rất ít khi có tiền mặt tồn đọng trên tài khoản quá lâu vì công ty sẽ chuyển ngay ra để trả nợ ngắn hạn khi nó vuợt quá một giới hạn nào đó so với nhu cầu dự tính trong ngắn hạn. Phải nói rằng công tác ngân quỹ được công ty đã và đang rất coi trọng, hàng ngày công ty có kế toán thanh toán chuyên theo dõi tình hình số dư trên tất cả các tài khoản của công ty ở tất cả các ngân hàng và kết hợp đối chiếu với nhu cầu thu chi dự tính để lập trừ ngân quỹ từ đó có thể đưa ra quyết định vay thêm hay trả nợ một cách kịp thời nhất vì mục tiêu

an toàn, hợp lý hiệu quả và sinh lời. Nhu ta đã biết tỉ lệ sinh lời trực tiếp trên tiền mặt là rất thấp thậm chí có thể bằng không. Hơn nữa do sức mua của đồng tiền luôn có xu hướng giảm đi do chịu ảnh huởng của lạm phát, do đó có thể nói tỉ lệ sinh lời thực của tiền mặt là một số âm. Bởi vậy việc duy trì mức tiền mặt hợp lý nhằm thoả mãn các nhu cầu chi tiêu tiền mặt của doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng liên quan đến hiệu quả kinh doanh chung của doanh nghiệp. Việc nắm giữ tiền mặt là một động cơ phòng ngừa, tiền mặt được tồn trữ nhằm mục đích duy trì khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp ở mọi thời điểm.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại điện cơ Hoàng Mai . (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w