Ảnh hưởng từ các yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Thực trạng việc thực hiện chất lượng của công ty Vanlaack Asia (Trang 31)

5. Đặc điểm về sản phẩm

2.3.1 Ảnh hưởng từ các yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội.

Trước những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng chính trị ở 11 nước Bắc Phi, Trung Ðông và thảm họa thiên tai tại Nhật Bản (ước tính, lấy đi ít nhất 0,5% tăng trưởng kinh tế toàn cầu).

công ty Vanlaack GmbH cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của nó. Tại Tunisia hiện tượng bạo loạn xảy ra căng thẳng vào năm 2011,khiến 4 nhà máy sản xuất của Vanlaack tại nước này phải tạm dừng sản xuất trong 2 tháng. Nhà máy của Vanlaack tại Việt Nam , và Indonexia dù đã tăng sản lượng cũng không thể gánh vác cả sản lượng của 4 nhà máy này. Chính vì vậy thời gian giao hàng bị chậm , gây tổn hại đến danh tiếng cũng như chi phí đơn hàng tăng cao do phát sinh những khoản đền bù). Một điều đáng mừng là nền chính trị Việt nam ổn định, các chính sách của nhà nước khá thông thoáng. Nên công ty Vanlaack Đức có xu hướng tập trung phát triển Vanlaack Asia từ mở rộng quy mô, đến đầu tư trang thiết bị hiện đại . Chính vì vậy sản lượng và doanh thu của Vanlaack Asia không ngừng tăng trong những năm gần đây.Việc tăng sản lượng một cách nhanh chóng khiến việc kiểm soát chất lượng trở lên khó khăn, chính vì vậy tỷ lệ sản phẩm lỗi của công ty cũng tỷ lệ thuận với việc tăng sản lượng

Yếu tố kinh tế:

Lạm phát đang trở thành mối lo hàng đầu của tất cả các quốc gia, khi mà chỉ số chung của các loại hàng hóa nguyên liệu thô đã tăng 8% chỉ trong vài tháng do ảnh hưởng từ các chương trình nới lỏng tiền tệ của nhiều nền kinh tế lớn trong năm 2010 và tình hình bất ổn chính trị tại Bắc Phi, Trung Ðông. Nhiều nước ở châu Á có mức lạm phát cao nhất trong nhiều năm qua, như Trung Quốc 5%, Ấn Ðộ 8,2%, Hàn Quốc 4,7%...và Việt Nam là 18.6% (năm 2011). Trong bối cảnh đó, thảm họa động đất, sóng thần và nguy cơ ảnh hưởng phóng xạ từ Nhật Bản đang có nguy cơ đẩy lạm phát tiếp tục tăng cao hơn tại châu Á do nhu cầu nhập khẩu năng lượng, vật tư xây dựng, nông hải sản của Nhật Bản tăng mạnh, trong khi nguồn cung xuất khẩu các chi tiết công nghệ của Nhật Bản cho các ngành sản xuất hàng điện tử của châu Á giảm (giá của các bộ mạch vi xử lý được sử dụng trong các thiết bị điện tử đã tăng 8%, khí tự

nhiên hóa lỏng tăng hơn 10% tại thị trường châu Á kể từ sau thảm họa này).Lam phát tăng cao khiến chi phí sản xuất bị đẩy lên cao.

Khủng hoảng nợ công vẫn tiếp tục phủ bóng đen lên khu vực châu Âu.

Người tiêu dùng châu Âu thắt lưng buộc bụng, khiến cho nhu cầu về các sản phẩm may mặc có thương hiệu giảm, vì vậy công ty phải phát triển các dòng sản phẩm rẻ tiền hơn, do đó sản lượng tăng nhanh nhưng lợi nhuận tăng không đáng kể.Các dòng sản phẩm này không yêu cầu cao về chất lượng, mà ưu tiên về sản lượng. Các tiêu chuẩn đo lường vì thế cũng có biên đội rộng hơn.

Yếu tố xã hội

Ngày nay lao động Việt Nam có xu hướng chọn các công ty sản xuất điện tử, thiết bị..hay các ngành kinh doanh dịch vụ. Trong đánh giá của người lao động: ngành may là một ngành vất vả và thu nhập thấp, thời gian làm việc nhiều..vvv.Vì vậy lượng lao động theo ngành này giảm sút mạnh. Các công ty may nói chung và Vanlaack nói riêng thực sự gặp khó khăn trong vấn để tuyển dụng công nhân hoặc tuyển dụng được nhưng chất lượng lao động không cao. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường, người lao động có khuynh hưởng nhảy việc nhiều. Dẫn đến tỷ lệ lao động ra vào trong công ty cao khoảng 20% , trực tiếp ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng của sản phẩm .

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Thực trạng việc thực hiện chất lượng của công ty Vanlaack Asia (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w