c. PP HS thực hành thí nghiệm
3.3.3. Trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm (TN) trong giáo dục là PP để thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của HS hoặc để kiểm tra, đánh giá một số kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ của HS.
Có hai loại trắc nghiệm: TNCQ và TNKQ
TNCQ là loại câu hỏi mở, câu trả lời đòi hỏi HS tự xây dựng, câu trả lời có thể là một đoạn văn ngắn, 1 bài tóm tắt, 1 bài diễn giải hoặc 1 tiểu luận. Dạng này được xem là chủ quan bởi vì việc đánh giá cho điểm câu trả lời của HS phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan người chấm, từ khâu xây dựng đáp án, thang điểm, xác định
tiêu chí đánh giá đến khâu đối chiếu bài trả lời với đáp án, biểu điểm và các tiêu chí đã định.
TNKQ gọi tắt là TN là một bài tập nhỏ hoặc 1 câu hỏi có kèm theo những câu trả lời sẵn, yêu cầu HS sau khi suy nghĩ, dùng 1 kí hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời. Loại câu hỏi này cung cấp cho HS 1 phần hay tất cả thông tin cần thiết và đòi hỏi HS phải chọn lựa 1 câu trả lời đúng nhất hoặc các đáp án đúng, hoặc điền thêm vài từ còn thiếu vào câu trả lời. Đây là câu hỏi đóng, được xem là khách quan vì chúng đảm bảo tính khách quan khi chấm điểm. Tuy nhiên, tinh khách quan ở đây không tuyệt đối vì việc lựa chọn nội dung đề kiểm tra và việc định ra các câu trả lời sẵn phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của người viết câu hỏi trắc nghiệm.
Sau đây là các dạng câu hỏi TNKQ thường được sử dụng: 1. Đúng – sai 2. Nhiều lựa chọn 3. Ghép đôi 4. Câu điền 5. Câu trả lời ngắn 6. Câu hỏi bằng hình vẽ 7. Trắc nghiệm thái độ Nghiên cứu các ví dụ ở SGK Bài tập: 1. Soạn 3 đề KT nói 2. Soạn 2 đề kiểm tra viết
3. Soạn 21 câu TNKQ
Chia 6 nhóm, mỗi nhóm hoàn thành và nộp lại để lấy điểm.