Sách giáo khoa là nguồn tài liệu quan trọng giúp HS nắm sâu, chắc, chính xác kiến thức. Giúp HS rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát, và kĩ năng tự học, tự nghiên cứu.
Đối với các kiến thức không quá khó, phức tạp, GV có thể tổ chức cho HS đọc sách, bằng cách:
+ Giao cho mỗi HS hay nhóm nhỏ 1 nhiệm vụ học tập (Câu hỏi, bài tập, yêu cầu tóm tắt, lập dàn ý, tìm dấu hiệu bản chất của khái niệm, phân tích sơ đồ, tranh ảnh, khái quát thành biểu bảng, sơ đồ,…)
+ Yêu cầu HS nghiên cứu SGK (nói rõ mục nào, trang nào) trong 1 thời gian nhất định để hoàn thành yêu cầu của GV đặt ra.
+ HS làm việc với SGK và hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra + GV tổ chức để HS thảo luận để tìm ra lời giải hợp lí nhất + GV kết luận lại vấn đề, chính xác hóa kiến thức
Tùy theo trình độ HS mà giao các nhiệm vụ với độ khó phù hợp. Hiện nay SGK được viết theo kiểu hoạt động học, vì vậy rất thuận tiện cho việc tổ chức d.
PP làm Báo cáo nhỏ của HS
HS sử dụng kết quả của việc đọc sách tham khảo, thí nghiệm ngoại khóa, bài thực hành ngoài thiên nhiên (đã được giáo viên phân công chuẩn bị trước) để làm những báo cáo ngắn, trình bày trong tiết học nhằm bổ sung những cứ liệu thực tế, góp phần mở rộng nội dung bài học.
Trước khi phân công các nhiệm vụ chuẩn bị ngoài giờ lên lớp cho HS, GV yêu cầu HS sử dụng kết quả thu được để làm báo cáo nhỏ. Hướng dẫn HS viết báo cáo:
Trường:… Lớp:…. Họ tên HS (Nhóm):
TÊN BÁO CÁO
Thông tin xác nhận: Nguồn thông tin, thời gian, địa điểm, người thu thập Nội dung báo cáo:
+ Tóm tắt nội dung thu thập được + Rút ra nhận định, đề xuất,..
+ Thông tin này bổ sung cho bài học nào?
Địa điểm, ngày… tháng… năm…
Người báo cáo (ghi rõ họ tên)
Ví dụ: Khi làm thí nghiệm về sự thoát hơi nước của cây, HS báo cáo kết quả thu được khi bọc kín 1 cành cây bằng túi nilon trong suốt:
Trường THCS Chu Văn An Lớp 6A1 Học sinh: Nguyễn Văn A
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VỀ SỰ THOÁT HƠI NƯỚC CỦA CÂY
Thí nghiệm được tiến hành trên cây đậu, tại vườn trường, từ 8h00 sáng đến 17h00 chiều ngày 15/10, do nhóm 1 tiến hành, kết quả thu được như sau:
+ Sau 1 giờ bọc kín nilon thì thấy trong túi nilon có màu bạc do hơi nước tụ lại. + Sau 4 giờ (giữa trưa) lượng nước đọng thành giọt ở phía trong túi nilon và trên bề mặt lá.
+ Và đến chiều thì lượng nước thoát ra giảm dần
Nhận định: Lượng nước này có thể do quá trình thoát hơi nước qua lá. Cường độ thoát hơi nước phụ thuộc vào thời tiết của môi trường và thời điểm trong ngày.
Kết quả này giúp chúng ta chứng minh được hiện tượng thoát hơi nước qua lá.
HS đọc sách, GV có thể sử dụng các “lệnh” ở SGK trong PP này. 4.2.2. Nhóm phương pháp trực quan
Phương tiện trực quan (PTTQ): Là tất cả các đối tượng nghiên cứu, được tri giác trực tiếp nhờ các giác quan (nghe, nhìn, nếm, ngửi, sờ).
Ví dụ: GV cho HS quan sát các mẫu vật sau: + Cây thuốc bỏng mọc ra từ lá
+ Cây sắn mọc từ 1 đoạn sắn
+ Cây khoai tây mọc từ củ khoai tây
HS quan sát, phân tích, tìm ra điểm chung của chúng, kết hợp với thông tin ở SGK HS tự rút ra được khái niệm hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật (Cây con được sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ - rễ, thân, lá, củ,…).
Như vậy, thông qua PTTQ, dưới sự hướng dẫn, tổ chức của GV, HS tự lực tìm ra tri thức mới cho bản thân
Trong nhóm PPTQ, GV thường sử dụng PP biểu diễn các PTTQ: • PPBD vât tự nhiên (Giải thích minh họa; tìm tòi bộ phận) • PPBD vật tượng hình (GTMH; TTBP)
• PPBD thí nghiệm (GTMH; TTBP) Một số quy tắc khi sử dụng PTTQ:
• BD PTTQ đúng lúc, dùng đến đâu đưa ra đến đó. • Đối tượng quan sát phải đủ lớn, đủ rõ.
• BD theo một thứ tự nhất định để cho HS dễ theo dõi, quan sát. • Có thể sử dung phối hợp nhiều loại PTTQ khác nhau.
• Trước khi BD, GV cần hướng dẫn HS quan sát, lưu ý ở các điểm cần thiết để khai thác triệt để giá trị cuả PTTQ.
Biện pháp định hướng tốt nhất là GV cần nghiên cứu kĩ PTTQ để nêu ra hệ thống câu hỏi mà câu trả lời HS chỉ có thể tìm được qua việc quan sát từ PTTQ.