7 PLC grease L2 17500 16500 16800 17000 16600 8 Allanta Marine D3005 11000 10950 10900 10970 10970
(Nguồn: Phòng Kinh doanh dầu mỡ nhờn PLC)
Bảng trên cho thấy, công ty áp dụng những mức giá khác nhau tương ứng với từng thị trường xuất khẩu. Điều này xuất phát từ nguyên nhân chính: chi phí xuất khẩu đối với mỗi thị trường là không giống nhau. áp dụng chiến lược cạnh tranh bằng chi phí, công ty luôn cố gắng giảm thiểu các chi phí để tăng sản lượng xuất khẩu. Nhìn chung, giá mặt hàng ở các thị trường Lào, Campuchia và các tỉnh biên giới Trung Quốc chênh lệch nhau không đáng kể. Tại thị trường Philipin giá có tăng lên khoảng 1% so với thị trường Lào, Campuchia do cước phí vận chuyển tăng. Song giá xuất khẩu tới các cảng biển với tư cách là thành viên của ELF Lub Marine (Pháp) là cao nhất và mang lại nhiều lợi ích nhất. Có được điều đó là do PLC được sự bảo lãnh về mặt uy tín và chất lượng sản phẩm của ELF. Mặt khác, chi phí xuất khẩu tới các cảng biển này cũng cao hơn so với thị trường các nước trong khu vực. Dù vậy, giá các mặt hàng xuất khẩu cũng không tăng quá 15% so với mức giá cơ sở mà công ty đã hạch toán.
Như đã nói ở trên, áp dụng chiến lược cạnh tranh chi phối bằng chi phí, chính sách giá của công ty sẽ có một biên độ giao động nhất định giữa khoảng chi phí sản xuất và giá của đối thủ cạnh tranh. Điều này cho phép công ty linh hoạt điều chỉnh giá theo sự chỉ đạo của Nhà nước đồng thời vẫn đảm bảo lợi nhuận cho công ty cũng như đảm bảo mục tiêu cạnh tranh và mở rộng thị phần trong từng giai đoạn cụ thể. Có thể thấy được điều này qua bảng sau (xin lấy ví dụ về biểu giá năm 2001 tại Lào- một thị trường xuất khẩu khá tiêu biểu và ổn định nhiều năm qua):
Bảng 8:BIỂU GIÁ MỘT SỐ SẢN PHẨM DẦU MỠ NHỜN CỦA PLC SO VỚI CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH.
(Đơn vị: đồng/lít) S T T Sản phẩm Giá của PLC
Shell Caltex Mobil
Giá % so với PLC Giá % so với PLC Giá % so với PLC 1 Diesel DD40 10000 10200 102,0 10000 100,0 10300 103,0 2 Angla 460 11200 13000 116,1 11500 102,7 11520 102,9 3 Para D 8500 9000 105,9 9150 107,6 8600 101,2 4 Tourbine T68 13600 12900 94,8 14000 102,9 13800 101,5 5 Coolant 50/50 18000 17850 99,2 18000 100,0 18000 100,0 6 Grease L2 16500 16800 101,8 16700 101,2 17000 103,0 7 Marine D3005 10950 11000 100,5 11000 100,5 10500 95,9 8 Racer Plus 11580 12000 103,6 12100 104,5 12000 103,6
(Nguồn: Phòng Kinh doanh dầu mỡ nhờn PLC)
Bảng trên cho thấy hầu hết các sản phẩm của PLC đều có mức giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Mặc dù là các hãng dầu nổi tiếng thế giới nhưng Shell, Caltex, Mobil không thể áp dụng chiến lược cạnh tranh chi phối bằng chất lượng đối với các sản phẩm của PLC. Tại các thị trường xuất khẩu như: Lào, Campuchia và các tỉnh biên giới Trung Quốc… chi phí xuất khẩu của PLC được giảm đi một cách đáng kể (trong đó có một phần quan trọng là ưu thế về mặt địa lý) đã giúp PLC có đủ sức cạnh tranh với các đối thủ này. Nhìn chung, giá của các đối thủ cạnh tranh thường cao hơn khoảng 2% so với giá sản phẩm cùng loại của PLC. Một số sản phẩm, giá của PLC có cao hơn song con số này không đáng kể.
Môi trường cạnh tranh có sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng dầu nổi tiếng nên đây là nhân tố cơ bản chi phối cách định giá trong chính sách giá quốc tế của PLC. Công ty luôn chủ động nắm bắt về tình hình biến động cung cầu trên thị trường thế giới nhờ khai thác thông tin mua từ các tổ chức tư vấn nổi tiếng trong ngành công nghiệp hoá dầu và qua mạng Internet. Qua đó, công ty xây dựng chính sách giá nhằm mở rộng khu vực thị trường, linh hoạt áp dụng mức giá phân biệt
với từng khách hàng, đơn hàng và phân đoạn thị trường, áp dụng thang loại giá hoặc giảm giá ẩn hình thông qua dịch vụ bổ sung.
Bên cạnh sự ảnh hưởng bởi giá của đối thủ cạnh tranh, một loạt các nhân tố khác cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới các quyết định về giá của PLC. Như đã phân tích ở trên, chi phí sản xuất sản phẩm mà đặc biệt là chi phí nhập khẩu là loại chi phí cơ bản cấu thành giá một đơn vị sản phẩm (chiếm khoảng 1/3 tổng chi phí 1 đơn vị sản phẩm). Trong khi đó, phần lớn nguyên liệu pha chế sản phẩm đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Hàng năm, chi phí cho nhập khẩu nguyên liệu chiếm trung bình 43,5% tổng chi phí kinh doanh, riêng năm 2001 tỷ lệ này giảm xuống còn 41,6%. Mặt khác, việc Nhà nước áp dụng thuế VAT 10% đối với nguyên liệu nhập khẩu đã khiến chi phí sản xuất bị đẩy lên nhiều so với trước khi áp dụng luật thuế này. Nhưng để tránh sự biến động về giá cả, Công ty cũng không được phép nâng giá bán của sản phẩm. Do vậy, công ty ít nhiều phải chịu những thua thiệt không đáng có. Bên cạnh đó, chi phí xuất khẩu như đã nói ở trên là rất tốn kém khiến giá xuất khẩu thường cao hơn giá nội điạ. Trong đó, chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi giao hàng là nguyên nhân chủ yếu khiến loại chi phí này tăng lên.
Những năm qua, chính sách giá nói chung và chính sách giá quốc tế nói riêng mà PLC áp dụng tỏ ra khá hữu hiệu. Điều đó được minh chứng qua tổng doanh thu liên tục tăng qua các năm và lợi nhuận thu về không chỉ nộp đủ ngân sách mà còn tăng vốn cố định và vốn lưu động của Công ty. Tuy nhiên, chính sách giá quốc tế của PLC phụ thuộc rất lớn vào giá của đối thủ cạnh tranh. Nếu không hạ thấp được chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, Công ty rất dễ rơi vào tình trạng thua lỗ. Bên cạnh đó, chi phí xuất khẩu cũng trở thành vấn đề đáng quan tâm khi mà chất lượng sản phẩm của PLC hoàn toàn đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.