Trồng rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu (Trang 25)

3.1. Thiết kế trồng rừng

- Thiết kế trồng rừng theo Quy trình thiết kế trồng rừng (04-TCN-51-2001) ban hành theo Quyết định số 516 QĐ-BNN-KHCN ngày 18-02-2002 của Bộ tr−ởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Thiết kế băng cản lửa theo Quy phạm phòng cháy chữa cháy (QPN 8-86) ban hành theo Quyết định số 801/QĐ ngày 26-9-1986 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Cụ thể đối với rừng trồng Keo lai với mục tiêu kinh doanh gỗ nhỏ ở vùng Đông Bắc Bộ, băng cản lửa chủ yếu là sử dụng băng trắng, đầu mùa khô dùng biện pháp thủ công phát dọn thực bì và thu gom toàn bộ vật liệu gây cháy trên đ−ờng băng vào một chỗ để xử lý. Băng trắng cản lửa gồm các đ−ờng băng chính và các đ−ờng băng phụ, băng chính là các đ−ờng ranh giới khoảng (50-150ha/khoảnh), băng

phụ là các đ−ờng phân chia lô (từ 0,5-5ha/lô). Băng chính có bề rộng từ 6-8m, băng nhánh có bề rộng từ 4-6m.

3.2. Giống

- Giống Keo lai gồm các dòng: BV5; BV10; BV33 và đ−ợc trồng hỗn hợp theo tỷ lệ t−ơng ứng là 1:1:1.

- Nhân giống bằng ph−ơng pháp giâm hom, chủ yếu là hom ngọn.

- Tiêu chuẩn cây con: sau khi giâm hom đ−ợc từ 2,5-3,0 tháng, cây con đem trồng phải có chiều cao từ 25-30cm, thân thẳng và khoẻ mạnh, lá có màu xanh đậm, không bị gẫy ngọn. Cây con trong v−ờn −ơm phải đ−ợc đảo bầu tr−ớc khi trồng từ 15-20 ngày.

3.3. Phơng thức và mật độ trồng

- Ph−ơng thức trồng thuần loài nh−ng đa dòng vô tính (ít nhất 3 dòng). - Mật độ trồng: 1660cây/ha (cự ly: 2,0x3,0m).

3.4. Thời vụ trồng

Khu vực Đông Bắc có 2 thời vụ trồng rừng chính là vụ Xuân-Hè (tháng 3-4) và vụ Hè-Thu (tháng 7-8), nếu chuẩn bị kịp cây con và đất trồng rừng thì tốt nhất là trồng vụ Xuân-Hè, phải trồng cây vào ngay đầu mùa m−a khi đất đủ ẩm.

3.5. Xử lý thực bì

- Xử lý thực bì hoàn thành tr−ớc khi trồng ít nhất 1 tháng. - Nơi có độ dốc <150 tiến hành phát dọn thực bì toàn diện.

- Nơi có độ dốc ≥150 tiến hành phát dọn theo băng song song với đ−ờng đồng mức, băng chặt rộng từ 1,5-2m, băng chừa rộng từ 1,5-1,0m, thực bì đ−ợc thu gom dọc theo băng chừa để ngăn dòng chẩy và chống xói mòn.

3.6. Làm đất

- Làm đất phải hoàn thành tr−ớc khi trồng từ 7-10 ngày.

- Nơi có độ dốc <150 cày toàn diện bằng cơ giới sâu 20-25cm, cày rạch hàng sâu 40cm, hàng nọ cách hàng kia 3,0m. Cuốc hố trên rạch cày, kích th−ớc hố: 30x30x30cm.

- Nơi có độ dốc ≥150 làm đất cục bộ bằng thủ công, cuốc hố theo đ−ờng đồng mức, kích th−ớc hố: 40x40x40cm.

- Bón lót phải đ−ợc tiến hành cùng lúc với khi trồng cây hoặc tr−ớc 1 ngày, mỗi hố bón 100gNPK(5:10:3) kết hợp với 400g vi sinh Sông Gianh và 50g vôi bột/gốc.

- Tr−ớc khi bón phân phải gạt lớp đất mặt xuống đến 1/2 hố, sau đó rắc phân và đảo đều phân trong hố, tiếp tục lấp đất d−ới miệng hố 4-5cm và đảo đều phân một lần nữa, lấp thêm đất cao hơn mặt đất tự nhiên 2-3cm, cuốc ở chính giữa một lỗ sâu 12-15cm để đặt cây.

3.8. Bốc xếp và vận chuyển cây con đi trồng

- T−ới n−ớc đủ ẩm tr−ớc 1 đêm, khi bốc xếp cây lên xe hoặc lên các ph−ơng tiện vận chuyển khác cần tránh làm vỡ bầu, dập nát hoặc làm gẫy ngọn. Tr−ờng hợp có rễ cọc đâm ra ngoài bầu phải dùng các dụng cụ chuyên dùng để bứng và xén rễ.

- Cây con chuyển tới phải trồng ngay, nếu ch−a trồng ngay phải xếp ở nơi râm mát và t−ới n−ớc đảm bảo đủ ẩm, nh−ng cũng không đ−ợc để quá 1 tuần.

3.9. Kỹ thuật trồng và trồng dặm

- Trồng vào đầu mùa m−a và trồng vào những ngày râm mát, có m−a nhỏ hoặc nắng nhẹ và đất phải đủ ẩm.

- Rải cây đến từng hố tr−ớc khi trồng, cây đã rải ra hố phải đ−ợc trồng hết trong ngày. - Dùng tay moi lại hố cho đủ độ sâu của bầu cây, dùng l−ới dao lam rạch và xé bỏ vỏ bầu đặt cây thẳng đứng giữa hố, tránh làm vỡ bầu đất, vỏ bầu phải thu gom về một nơi để xử lý.

- Dùng tay vun lớp đất tơi xốp xung quanh lấp đầy gốc cây, lèn chặt đất xung quanh bầu và vun thêm đất vào gốc cây thành hình mâm xôi cao hơn mặt đất tự nhiên từ 3-5cm. - Sau khi trồng đ−ợc 20-30 ngày tiến hành kiểm kê tỷ lệ sống và kịp thời trồng dặm thay những cây bị chết bằng những cây đủ tiêu chuẩn cùng lứa đ−ợc giữ lại ở v−ờn −ơm. Những hố có cây bị chết phải dùng cuốc để đảo lại đất trong hố cho tơi xốp, sau đó tiến hành trồng dặm, kỹ thuật trồng dặm nh− trồng chính.

4. Chăm sóc, nuôi d−ỡng và quản lý bảo vệ rừng trồng

4.1. Chăm sóc rừng trồng

* Chăm sóc Năm thứ nhất:

- Năm thứ nhất chăm sóc 2 lần chủ yếu bằng ph−ơng pháp thủ công, lần 1 tiến hành ngay sau khi trồng đ−ợc 2 tháng, lần 2 tiến hành vào cuối mùa m−a hoặc đầu mùa khô.

Nội dung chăm sóc lần 1 là dãy cỏ theo hàng rộng 1,0m, xới xáo quanh gốc và vun gốc rộng 0,8-1,0m, tiếp tục trồng dặm cho những cây bị chết. Nội dung chăm sóc lần 2 là phát dọn toàn diện thực bì, dãy cỏ theo hàng rộng 1,0m, xới xáo quanh gốc và vun gốc rộng 0,8-1,0m kết hợp phòng chống cháy rừng cho mùa khô.

* Chăm sóc năm thứ hai và năm thứ ba:

Năm thứ 2 và thứ 3 mỗi năm chăm sóc 3 lần, chủ yếu chăm sóc bằng ph−ơng pháp thủ công. Lần 1 tiến hành vào tháng 2-3, nội dung chăm sóc bao gồm phát dọn thực bì, dây leo cây bụi lấn át, dãy cỏ theo hàng cây rộng 1m, xới xáo quanh gốc và vun gốc rộng 0,8-1,0m. Lần 2 tiến hành vào tháng 6-7, lần 3 tiến hành vào tháng 11-12, nội dung chăm sóc lần 2 và 3 nh− lần 1.

4.2. Bón thúc

Năm thứ 2 khi chăm sóc lần thứ hai (tháng 6-7) bón thúc với l−ợng phân và loại phân giống nh− khi bón lót, rắc phân xung quanh cách gốc cây 50cm, sau đó xới xáo quanh gốc sâu 10cm để lấp phân, chú ý rắc phân chủ yếu phía trên dốc.

4.3. Phòng chống cháy rừng

Tuân theo Quy phạm phòng cháy, chữa cháy rừng thông, rừng tràm và một số loại rừng dễ cháy khác (QPN8-86) đ−ợc ban hành kèm theo Quyết định số 801/QĐ ngày 26/9/1986 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và đ−ợc bổ sung nh− đã nêu ở phần thiết kế trồng rừng.

4.4. Phòng chống sâu bệnh hại

Tuân theo Quy phạm kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại cây rừng (04-TCN-27- 2001) ban hành kèm theo Quyết định số 2181/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/5/2001 của Bộ tr−ởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Đặc biệt, chú ý bệnh phấn hồng trong mùa m−a, những cây đã bị bệnh phải chặt bỏ và kéo ra khỏi rừng để tránh lây lan, kết hợp phun thuốc Bordeaux (1%) để phòng và trừ, chú ý phun thuốc phải thực hiện vào những ngày không có m−a.

4.5. Ngăn chặn các tác động gây hại khác

Cấm chăn thả gia súc trong 3 năm đầu sau khi trồng rừng, lập các biển báo cấm chặt phá và sử dụng lửa trong rừng.

Phần 4

Quy trình công nghệ

chế biến bột giấy chất l−ợng cao (Bản dự thảo)

Quy trình công nghệ chế biến bột giấy từ gỗ Thông caribê

1. Những quy định chung

1.1. Nội dung và mục tiêu

Quy trình này chỉ quy định những điều kiện trong nấu bột, tách loại lignin và tẩy trắng bột trong quy trình chế biến bột giấy chất l−ợng cao t−ơng đ−ơng tiêu chuẩn của bột giấy ngoại nhập từ gỗ Thông caribê (P. caribeae var hondurensis).

1.2. Phạm vi áp dụng

Quy trình này áp dụng cho việc chế biến bột giấy tẩy trắng chất l−ợng cao từ nguyên liệu gỗ thông Caribê (P. caribeae var hondurensis) từ 12-15 tuổi hoặc cao hơn gây trồng ở Lang Hanh-Lâm Đồng và Đại Lải-Vĩnh Phúc.

1.3. Đối tợng áp dụng

Quy trình này là cơ sở để áp dụng vào sản xuất cho dự án mở rộng Công ty giấy Bãi Bằng giai đoạn II và một số dự án xây dựng nhà máy giấy mới khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)