dụng tại VPBank
3.1.2.1. Phương hướng đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng
Để đánh giá và nhận diện rủi ro trong hoạt động tín dụng,VPBank đã xây dựng khung chính sách về quản lý rủi ro tín dụng. Nội dung bao gồm một số điểm chính như sau.
Thứ nhất, hoàn thiện và bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo một số chỉ tiêu định tính và định lượng đối với từng phân khúc khách hàng. Dựa vào đó, đơn vị kinh doanh và cấp phê duyệt có thể nhận biết được rủi ro đối với từng khách hàng để ra quyết định phù hợp.
Thứ hai, xây dựng hệ thống số liệu danh mục về tập trung khách hàng theo khu vực địa lý, theo ngành nghề hoạt động. Các chỉ số đó lường có thể là tỷ lệ tổng dư nợ của nhóm khách hàng lớn nhất trên tổng dư nợ, tỷ lệ dư nợ theo
58
từng vùng địa lý, theo ngành nghề, theo kỳ hạn vay. Từ đó đựa ra nhận xét đánh giá về rủi ro có thể đang tập trung vào đối tượng hoặc khu vực nào. Thứ ba, xây dựng hệ thống báo cáo quản trị chính xác, kịp thời tới các cấp lãnh đạo như báo cáo về phân loại nợ, báo cáo về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, báo cáo về số lượng nợ xấu và nguyên nhân liên quan, báo cáo về các trường hợp ngoại lệ…
Thứ tư, tăng cường kiểm tra giám sát định kỳ và thường xuyên đối với hoạt động tín dụng. Kết hợp giữa giám sát từ xa và kiểm tra trực tiếp, nhận diện những rủi ro mới phát sinh trong quá trình tác nghiệp hoặc những vấn đề về quy trình, quy định chưa rõ ràng dẫn tới sai sót trong thực hiện.
3.1.2.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả kiểm toán nội bộ
Thứ nhất, KTNB phải được hoàn thiện theo hướng đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin tốt nhất cho quản lý. KTNB được xem như một phương thức hữu hiệu trợ giúp cho quản lý trong việc đánh giá các hoạt động. Để có quyết định quản trị đúng đắn, thông tin cung cấp phải trung thực, khách quan, kịp thời và chính xác. KTNB sẽ xem xét và đánh giá tất cả các hoạt động trên các khía cạnh về tính tuân thủ, tính kinh tế và hiệu quả. Để thực hiện điều này, KTNB cần có sự thay đổi trong phương pháp tiếp cận và cách thực thực hiện kiểm toán đối với hoạt động tín dụng tại đơn vị.
Thứ hai, KTNB phải thể hiện được tính chuyên nghiệp trong hoạt động. Tính chuyên nghiệp sẽ đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của bộ phận này. Tính chuyên nghiệp thể hiện trên các mặt: KTNB phải là một bộ phận độc lập ở đơn vị, phải có hệ thống chuẩn mực, các chương trình kiểm toán cụ thể, các văn bản hướng dẫn thực hành, đội ngũ KTVNB phải có trình độ năng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
59
Thứ ba, kế hoạch và tần suất kiểm toán phải được xây dựng phù hợp với đặc điểm của ngân hàng VPBank. Với hệ thống mạng lưới phân tán ở khắp các tình thành trong cả nước, hoạt động của các đơn vị thường tiềm ẩn nhiều rủi ro do thiều những cơ chế giám sát thường xuyên, liên tục từ hội sở. Vì vậy, việc thiết lập kế hoạch và tần suất kiểm toán cần phù hợp để đảm bảo khả năng kiểm tra, kiểm soát vừa tiết kiệm chi phí cho ngân hàng.