Thứ nhất, KTNB nghiệp vụ tín dụng mới chỉ chú trọng tiến hànhkiểm toán tuân thủ mà chưa chú trọng đến kiểm toán hoạt động. Trong khi KTNB hiện đại đang có xu hướng tập trung vào kiểm toán hoạt động cũng như tăng cường chức năng tư vấn, phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng.
Mục tiêu của KTNB nghiệp vụ hiện tại chủ yếu mang tính chất kiểm tra sau, giám sát và đánh giá sự an toàn cho các khoản tín dụng. Tuy nhiên, nội dung rà soát và đánh giá HTKSNB, bao gồm quy trình thực hiện thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, nhập thông tin trên hệ thống... lại chưa được chú trọng thực hiện. Các KTVNB quan tâm nhiều đến việc đánh giá xem hoạt động tín dụng tại đơn vị đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, của ngân hàng hay không mà chưa quan tâm đánh giá xem quy trình cũng như các thủ tục kiểm soát hiện tại có phù hợp hay chưa, liệu có thủ tục kiểm soát nào quan trọng nhưng chưa được thiết lập không ? Ngoài ra, việc đánh giá tính kinh tế và hiệu quả trong hoạt động tín dụng cũng chưa được phân tích sâu. Thông tin chủ yếu dừng lại ở một số chỉ tiêu như dư nợ, nhóm nợ, cơ cấu nợ mà chưa có đánh giá tính hiệu quả so với quy mô, chi phí hoạt động của đơn vị.
Thứ hai, quy trình kiểm toán hoạt động tín dụng hiện tại còn tồn tại một số vấn đề như sau
Trong việc lập kế hoạch chung
Thông tin thu thập chủ yếu là các văn bản quy định của VPBank, NHNN và dữ liệu trên phần mềm. Chưa thu thập được những thông tin khác về tình hình tín dụng tại đơn vị như sự thay đổi hoặc biến động của nhân sự chủ chốt, HTKSNB tại đơn vị, những kết luận thanh tra hoặc kết quả kiểm toán trước đó. Vì vậy, kế hoạch kiểm toán chung thường mới chỉ dừng lại ở mức đánh giá qua số liệu, chưa đưa ra được những đánh giá rủi ro trong hoạt động hiện tại của đơn vị.
53
Trong phân tích chọn mẫu và lập kế hoạch chi tiết.
Các kế hoạch kiểm toán theo đợt mới chỉ là tổng hợp số liệu chung, tập hợp một số văn bản, thông tin cơ bản về đối tượng kiểm toán cũng phân công công việc cho từng thành viên trong đoàn. Do vậy, kế hoạch kiểm toán chưa nêu được mục tiêu, định hướng cũng như những rủi ro cần tập trung phân tích chọn mẫu và kiểm tra trong quá trình kiểm toàn thực tế tại đơn vị.
Tiêu chí chọn mẫu chưa đáp ứng đầy đủ tính ngẫu nhiên của mẫu chọn. Do yêu cầu đảm bảo tính đại điện của mẫu chọn, đặc biệt là tỷ lệ dư nợ được kiểm tra trên tổng dư nợ tại đơn vị nên các mẫu chọn tập trung vào những khoản vay lớn, những khoản nợ quá hạn giá trị cao hoặc những khoản vay có TSBĐ đặc biệt.... Tuy nhiên việc chọn mẫu dàn trải trên nhiều tiêu chí dẫn tới việc số lượng hồ sơ, chứng từ cần kiểm tra nhiều nhưng trong khi vẫn chưa đảm bảo đánh giá đầy đủ toàn bộ rủi ro hoạt động tín dụng tại đơn vị kiểm toán, đặc biệt trong những trường hợp quy mô khách hàng vay vốn nhỏ lẻ, phân tán.
Trong thực hiện kiểm toán
Các kỹ thuật kiểm toán chưa được vận dụng đầy đủ. KTVNB chủ yếu dựa trên việc kiểm tra chứng từ, xem xét hồ sơ vay vốn để phát hiện những điểm chưa đúng, sai sót so với quy định của ngân hàng, của pháp luật của từng khoản vay. Trong quá trình kiểm toán ít có sự phân tích nguyên nhân sai sót cũng như đánh giá quy trình kiểm soát nội bộ tại đơn vị. Trong khi phương pháp kiểm toán chứng từ phải tiến hành thủ công nên tốn kém thời gian, chi phí mà khó đưa ra được đánh giá tổng thể. Điều đó dẫn tới kết quả kiểm toán chỉ đơn thuần dừng lại ở mức kiểm soát hoạt động tín dụng.
Trong việc lập báo cáo kiểm toán
Báo cáo kiểm toán thể hiện khái quát phương pháp làm việc, những phát hiện và kiến nghị của KTVNB. Hiện tại, báo cáo KTNB mới chỉ dừng lại
54
ở việc liệt kê các vi phạm đơn lẻ trong hoạt động tín dụng thông qua việc kiểm tra hồ sơ vay vốn mà chưa phân tích nguyên nhân dẫn đến sai sót đó như: do con người, do quy trình, do cơ chế.... Do vậy những kiến nghị đưa ra chủ yếu để khắc phục hoàn thiện hồ sơ mà chưa đưa ra được những ý kiến mang tính hệ thống nhằm ngăn chặn sai sót đó lặp lại ở các đơn vị khác.
Thứ ba, hệ thống văn bản, hướng dẫn, mẫu biểu kiểm toán nghiệp vụ tín
dụng chưa đầy đủ. Hiện tại, KTNB mới xây dựng được quy trình kiểm toán
chung mà chưa có quy trình kiểm toán cụ thể cho từng nghiệp vụ như thiếu các văn bản hướng dẫn về thủ tục kiểm toán đối với hoạt động tín dụng, mẫu biểu phân tích tổng thể, mẫu phiếu kiểm tra, phỏng vấn nhằm bao quát được toàn bộ quy trình nghiệp vụ tín dụng ở tất cả các khía cạnh như tiếp xúc khách hàng, phân tích thẩm định năng lực tài chính, định giá tài sản, phân loại nợ, thu lãi…để tạo điều kiện cho KTVNB thực hiện công việc một cách hiệu quả. Ngoài ra, việc cập nhật những thay đổi trong văn bản điều hành của NHNN và của VPBank chưa được chú trọng trong quá trình lập kế hoạch nên dẫn tới việc bỏ lọt rủi ro, sai sót trong quá trình thực hiện kiểm toán.
Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc còn hạn chế.
Các phần mềm, ứng dụng của công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ cho các KTVNB trong việc thực hiện một khối lượng lớn công việc, tiết kiệm thời gian cũng như tăng cường độ chính xác. Tuy nhiên, KTNB hiện tại chưa có những phần mềm chuyên dụng phục vụ cho công việc phân tích, lên kế hoạch, hỗ trợ lập hồ sơ kiểm toán…KTVNB vẫn sử dụng Excel là công cụ chính trong việc phân tích số liệu, lập kế hoạch, lập phiếu kiểm tra một cách thủ công nên thường tốn nhiều thời gian, giảm năng suất lao động.
Việc khai thác thông tin về các khoản vay trên hệ thống phần mềm của ngân hàng còn nhiều hạn chế, chưa khai thác được một cách hệ thống những
55
thông tin tiềm ẩn nhiều rủi ro như những sửa đổi thông tin trên hợp đồng tín dụng, sửa lãi suất, thay đổi kỳ hạn trả nợ, sửa đổi phiếu tính lãi…Vì vậy khi thực hiện kiểm toán, KTVNB thường phải khai thác thông tin thủ công đối với từng trường hợp và cũng chỉ có thông tin tại thời điểm hiện tại mà không có thông tin trong cả một giai đoạn trước đó. Điều này làm cho việc kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ chọn mẫu mất nhiều thời gian hơn, ít hiệu quả.
56
CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VPBANK.
3.1. Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả kiểm toán hoạt động tín dụng tại VPBank