Mổ khám bệnh tích trên gà vào 22 ngày tuổi

Một phần của tài liệu Luận văn thử nghiệm vaccine marek ở một trại gà đẻ thương phẩm thuộc tỉnh Đồng nai (Trang 48)

Sau 22 ngày tiêm vaccine chúng tôi tiến hành mổ 10 con (5 con lô đối chứng, 5 con lô thí nghiệm), lấy mẫu các cơ quan não, lách, gan, dạ dày tuyến, day thần kinh, để xem bệnh tích vi thể, đồng thời quan sát bệnh tích đại thể trên những cơ quan này.

Hình 4.8: M khám tng quát

Thể trạng của gà trước khi mổ khám, cả 2 lô thí nghiệm và đối chứng gà đều có thể trạng tốt. 4.2.2.1. Bệnh tích đại thể Bng 4.6. Bnh tích đại th ca gà vào ngày tui th 22 Lô thí nghiệm (tiêm vaccine) Lô đối chứng (không tiêm vaccine) Mổ Bệnh tích cơ quan Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Não Dây thần kinh Gan Lách Ngày thứ 22 Dạ dày tuyến 0 0 0 0

20 0 0 0 40 0 0 0 0 0 0 10 20 30 40 Não Dtk Gan Lách Ddt Lô đối chứng Lô thí nghiệm

Qua bảng 4.6, chúng tôi nhận thấy ở cả hai lô thí nghiệm không xuất hiện bệnh tích đại thể trên những cơ quan. Chứng tỏ vaccine thí nghiệm không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và cơ quan nội tạng của gà. Mặc dù, sử dụng vaccine liều cao gấp 10 lần liều khuyến cáo, nhưng vaccine vẫn đảm bảo tính an toàn. Vì thế, vaccine Nobilis Rismavac + CA126 phải được sử dụng rộng rãi trong phòng bệnh Marek.

4.2.2.2. Bệnh tích vi thể

Bng 4.7 kết qu bnh tích vi th trên gà vào ngày tui th 22

đối chng Lô thí nghim MCơ quan mSố ẫu Có Lympho (%) Não 5 20 Dây thần kinh 5 0 Gan 5 40 Lách 5 0 Ngày thứ 22 Dạ dày tuyến 5 0 0 Biu đồ 4.3. T l bnh tích vi th

Qua kết quả bệnh tích vi thể ghi nhận được từ bảng 4.7 và biểu đồ 4.3, chúng tôi nhận thấy: ở lô thí nghiệm có tiêm vaccine với liều cao nhưng các cơ quan não, lách,

gan, dạ dày tuyến, dây thần kinh không có tế bào lympho xâm nhập; ở lô đối chứng không tiêm vaccine, các cơ quan có sự xuất hiện của tế bào lympho: não (20%) và gan (40%). Từ đó cho thấy vaccine thử nghiệm có hiệu lực và tính an toàn cao khi chủng ngừa cho gà.

Hình 4.9: Có s xâm nhp tế bào lympho vào nhu mô gan

Tế bào lympho

PHN V. KT LUN VÀ ĐỀ NGH

5.1. Kết lun

Qua 5 tháng tiến hành thử nghiệm tại trại gà đẻ thương phẩm thuộc tỉnh Đồng Nai, và tiến hành kiểm tra bệnh tích đại thể và vi thể tại Bệnh Viện Thú Y – khoa Chăn Nuôi Thú Y, chúng tôi có một số kết luận như sau .

- Gà được chủng ngừa vaccine Nobilis Rismavac + CA126 không thấy các triệu chứng nghi nghờ bệnh Marek.

- Tỉ lệ gà chết và loại thải thắp (3,2 + 1,75%) so với tỉ lệ chết và loại thải của trại (6,5 – 7%).

- Không thấy bệnh tích vi thể bệnh Marek trên gà được chủng ngừa vaccine Nobilis Rismavac + CA126, chứng tỏ gà lô thí nghiệm không có sự thâm nhập của virus Marek.

- Khi tiến hành thử tính an toàn với liều gấp 10 lần liều khuyến cáo, nhưng vaccine Nobilis Rismavac + CA126 không gây hại đến cơ quan nội tạng và không có các triệu chứng bất thường trên gà được tiêm vaccine.

- Vaccine Nobilis Rismavac + CA126 có hiệu lực và tính an toàn cao, bảo hộ tốt cho đàn gà được tiêm vaccine

5.2. Đề ngh

Mặc dù có nhiều cố gắng, song đề tài còn những tồn tại sau

- Chưa làm được các phản ứng huyết thanh học để chuẩn đoán bệnh Marek trên gà theo dõi.

- Số lô thí nghiệm ít, không thử được nhiều liều khác nhau để tìm ra liều tối ưu cho qui trình chủng ngừa hiệu quả nhất, về cả hai mặc phòng bệnh và kinh tế.

- Không được tiến hành thí nghiệm cùng lúc nhiều loại vaccine, để so sánh kết quả.

- Không thực hiện được trên nhiều giống gà khác nhau, để đối chiếu khả năng tạo miễn địch trên mỗi giống.

Qua kết quả ghi nhận được từ việc thử nghiệm vaccine Nobilis Rismavac + CA126 chúng tôi có một số kiến nghị sau:

- Nên sử dụng rộng rãi vaccine này để phòng bệnh Marek.

- Đối các bạn sinh viên khóa sau có tiến hành thử nghiệm vaccine Nobilis Rimavac + CA126 sau này nên tiến hành làm phản ứng huyết thanh học trong vài thời điểm (như vào lúc 4, 8, 14 và 20 tuần tuổi) để chuẩn đoán bệnh Marek, từ đó cho kết quả chính xác hơn.

TÀI LIU THAM KHO

Phần tiếng việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Trần Thị Bích Liên và Lê Anh Phụng, 2001. Virus chuyên biệt. Tủ sách Đại Học Nông Lâm. Tr. 65 – 67.

2.Nguyễn Lương, 1997. Dịch tễ học thú y tập 2 phần chuyên bệnh. Tủ sách Đại Học Nông Lâm. Tr. 111 – 115.

3.Trần Thị Mỹ Hạnh, 2001. Thử nghiệm chủng ngừa vaccine Newcastle của gà trên cút đẻ. Luận văn tốt nghiệp BSTY Đại Học Nông Lâm Tp.HCM. Tr. 9 – 19 4.Lâm Thị Thu Hương và Đường Chi Mai, 2005. Bài giảng môn miễn dịch. Đại

Học Nông Lâm Tp.HCM.

5.Lê Văn Năm, 2003. Marek một mô hình khối u truyền nhiễm. Nhà xuất bản nông nghiệp.

6.Nguyễn Thị Phước Ninh, 2006. Bài giảng truyền nhiễm gia cầm. Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.

7.Lê Văn Hùng,1996. Nguyên cứu miễn dịch thu được trên các bệnh truyền nhiễm do virus (Newcastle, Gumboro); Đề xuất những cải tiến trong quá trình phòng bệnh bằng Newcastle cho gà. Luận án Phó Tiến Sĩ, Đại học Nông Lâm.

8.Phạm Văn Ty, 2001. Miễn dịch học. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội 9.Tài liệu chăn nuôi của trại, Hướng dẫn chăn nuôi gà Bacook. Tô Long Thành,

2004. Tổng quan về miễn dịch. Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật Thú Y, tập XI, số 4. Viện Thú Y. Tr. 61 – 80.

10.Tô Long Thành, 2005. Miễn dịch học tế bào và các cơ quan của hệ thống miễn dịch.Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật Thú Y, tập XII, số 5. Viện Thú Y. Tr. 65 – 72.

11. Tô Long Thành, 2006. Miễn dịch học thực hành các loại đáp ứng miễn dịch. Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật Thú Y, tập XIII, số 2. Viện Thú Y. Tr. 61 – 80. Phần tiếng nước ngoài

1.David Carlander, 2002. Avian IgY Antibody. Uppsala University. 2.Kanji Hirai, 2001. Marek’s Disease.

Một phần của tài liệu Luận văn thử nghiệm vaccine marek ở một trại gà đẻ thương phẩm thuộc tỉnh Đồng nai (Trang 48)