Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng bệnh Marek

Một phần của tài liệu Luận văn thử nghiệm vaccine marek ở một trại gà đẻ thương phẩm thuộc tỉnh Đồng nai (Trang 37)

Việc tiến hành theo dõi các triệu chứng lâm sàng ở gà từ một ngày tuổi đến 20 tuần tuổi được ghi nhận qua bảng 4.1 dưới đây:

Bng 4.1. Kết qu theo dõi triu chng lâm sàng bnh Marek t 1 ngày tui

đến 20 tun tui sau khi tiêm vaccine.

Lô Số gà có biểu

hiện bệnh Tỉ lệ (%) Các triệu chứng của bệnh Marek

Số gà và tỉ lệ (%) có triệu chứng

Gầy ốm, mặt mòng tái 81

Đi lại khó khăn 47

Cánh liệt, sệ xuống 1 hoặc 2 bên 36 Viêm mống mắt dẫn đến mù 0 Đối chứng

(n = 100) 81 81

Liệt chân 3

Gầy ốm, mặt mòng tái Đi lại khó khăn

Cánh liệt, sệ xuống 1 hoặc 2 bên Viêm mống mắt dẫn đến mù Thí nghiệm (n = 2000) 0 0 Liệt chân 0

Qua bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy: lô thí nghiệm có tiêm vaccine Marek, không có biểu hiện bệnh ở tất cả các chỉ tiêu lâm sàng nghi ngờ mắc bệnh Marek. Nhưng ở lô đối chứng không tiêm vaccine, tỉ lệ gà có biểu hiện bệnh rất cao. Việc theo dõi triệu chứng lâm sàng của gà từ 1 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi cho thấy: tỉ lệ gà có triệu chứng gầy ốm, mặt mòng tái cao nhất 81%, đi lại khó khăn là 47% và cánh sệ xuống 1 hoặc 2 bên là 36%; không ghi nhận được triệu chứng gà viêm mống mắt.

Lô đối chứng có tỉ lệ biểu hiện lâm sàng cao: có thể do gà của trại đã được chủng ngừa vaccine Marek, chỉ còn lô đối chứng có số lượng gà ít (100 con) và không

được chủng ngừa vaccine, nên có sự tấn công mạnh của virus Marek độc lực cao làm cho gà có biểu lâm sàng của bệnh Marek.

Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ gà gầy ốm mồng tái cao là do gà mắc bệnh Marek không có khả năng chuyển hóa thức ăn, mặc dù gà vẫn ăn uống bình thường. Kết quả này phù hợp với nhận định của Lê Văn Năm (2003).

Bng 4.2. Kết qu theo dõi triu chng lâm sàng bnh Marek qua tng giai đon theo dõi trong 20 tun tui.

Lô Tuần

theo dõi Triệu chứng lâm sàng Đối chứng (%) Thí nghiệm (%) Gầy ốm, mặt mòng tái

Đi lại khó khăn

Cánh liệt, sệ xuống 1 hoặc 2 bên Viêm mống mắt dẫn đến mù 1 – 4

Liệt chân

0 0

Gầy ốm, mặt mòng tái 9

Đi lại khó khăn 2

Cánh liệt, sệ xuống 1 hoặc 2 bên Viêm mống mắt dẫn đến mù 5 – 11 Liệt chân 0 0 Gầy ốm, mặt mòng tái 20

Đi lại khó khăn 4

Cánh liệt, sệ xuống 1 hoặc 2 bên 2 Viêm mống mắt dẫn đến mù

12 – 14

Liệt chân 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0

Gầy ốm, mặt mòng tái 81

Đi lại khó khăn 47

Cánh liệt, sệ xuống 1 hoặc 2 bên 36 Viêm mống mắt dẫn đến mù 0 15 – 20

Liệt chân 3

0

Để nhận thấy sự phát triển của bệnh Marek qua từng giai đoạn theo dõi, chúng tôi đã chia thời gian theo dõi thành nhiều thời điểm như bảng 4.2. Qua đó chúng tôi ghi nhận được, vào tuần thứ 5 – 11 thấy xuất hiện triệu chứng nghi ngờ Marek: gầy ốm, mặt mòng tái xuất hiện 9%. Ở tuần thứ 15 – 20 là 81% như vậy tăng 72%. Các chỉ

tiêu khác như: đi lại khó khăn tăng 45%; cánh liệt, sệ xuống 1 hoặc 2 bên tăng 36%. Từ kết quả triệu chứng lâm sàng, cho thấy bệnh phát triển mạnh vào từ 15 tuần tuổi trở lên.

Qua kết quả bảng 4.2, chúng tôi nhận thấy vaccine Marek đã tạo được đáp ứng miễn dịch, đủ hiệu lực phòng bệnh cho lô thí nghiệm được tiêm vaccine.

Theo Trần Thanh Phong (1996), gà từ 4 – 6 tuần tuổi sau khi nhiễm bắt đầu có triệu chứng thần kinh. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận định này.

Hình 4.1. Gà có biu hin đi li khó khăn giai đon 7 tun tui 4.1.2. M khám bnh tích trên gà vào tun tui th 7 và 20

Sau khi tiêm Marek, chúng tôi tiến hành mổ khám vào tuần thứ 7 và 20, lấy mẫu một số cơ quan như: não, gan, lách, dây thần kinh đùi, dạ dày tuyến. Số gà 1 lần mổ 10 con (5 con lô đối chứng, 5 con lô thí nghiệm), để tiến hành xem bệnh tích vi thể và quan sát bệnh tích đại thể trên những cơ quan này.

* Thể trạng của gà trước khi mổ vào tuần thứ 7:

- Lô thí nghiệm và lô đối chứng: tất cả gà mổ khám đều có thể trạng tốt. * Thể trạng của gà trước khi mổ vào tuần thứ 20:

- Lô thí nghiệm: tất cả gà mổ khám đều có thể trạng tốt. - Lô đối chứng: 3 con thể trạng tốt, 2 con gầy ốm

Hình 4.2: M khám bnh tích đại th

4.1.2.1. Bệnh tích đại thể

Qua quá trình mổ khám tại Bệnh Viện Thú Y – khoa Chăn Nuôi Thú Y, chúng tôi nhận thấy trên cả lô đối chứng và lô thí nghiệm không có bệnh tích đại thể trên các cơ quan được khảo sát (não, gan, lách, dây thần kinh đùi, dạ dày tuyến) vào tuần thứ 7.

Tuy nhiên trong suốt quá trình theo dõi từ 1 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi trên gà thí nghiệm tại trại gà, chúng tôi tiến hành mổ khám những gà chết trên cả 2 lô, nhận thấy những gà chết của lô thí nghiệm không thấy bệnh tích đại thể của bệnh Marek, những gà này phần lớn là chết do cầu trùng hoặc không rõ nguyên nhân. Gà ở lô đối chứng có những biểu hiện bệnh tích đại thể của bệnh Marek như:

- Gan, lách sưng lớn, có khối u màu trắng, nhạt màu. Trên lách có những đốm hoại tử. - Dạ dày tuyến sưng, loét

- Niêm mạc đường tiêu hóa xuất huyết điểm - Thận sưng lớn.

- Dây thần kinh sưng to, có xuất huyết điểm.

Từ tuần 15 – 20 những gà chết có bệnh đại thể nghi bệnh Marek tăng nhanh ở lô đối chứng, bên cạnh đó còn có những gà chết không rõ nguyên nhân. Nhưng khi chúng tôi tiến hành mổ khám vào tuần thứ 20, lấy mẫu não, gan, lách, dạ dày tuyến, dây thần kinh đùi thì không quan sát thấy bệnh tích đại thể trên những cơ quan này

Hình 4.3: Lách có đốm hoi t

Hình 4.3 cho thấy lách sưng lớn, các khối u màu trắng đục xuất hiện khắp bề mặt lách, làm cho lách mềm hơn bình thường.

Hình 4.4 cho thấy niêm dạ dày tuyến sưng lớn, niêm mạc có nhiều nốt u loét, làm cho bề mặt dạ dày tuyến sần sùi.

Hình 4.5: Dây thn kinh xut huyết

4.1.2.2. Bệnh tích vi thể

Bng 4.3. Kết qu bnh tích vi th trên gà vào tun tui th 7 và 20 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lô đối chứng Lô thí nghiệm Mổ Cơ quan

Số mẫu lấy trong mổi lô

thí nghiệm Có Lympho (%) Có Lympho (%)

Não 60 Dây thần kinh 80 Gan 100 Lách 100 Tuần thứ 7 Dạ dày tuyến 5 80 0 Não 60 Dây thần kinh 100 0 Gan 100 20 Tuần thứ 20 Lách 5 100 0

Dạ dày tuyến 90 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Não Dtk Gan Lách Ddt Não Dtk Gan Lách Ddt Tuần 7 Tuần 20

Lô đối chứng Lô thí nghiệm

Biu đồ 4.1. T l bnh tích vi th gia hai lô thí nghim

Khi tiến hành đọc bệnh tích vi thể tại Bệnh Viện Thú Y – khoa Chăn Nuôi Thú Y, chúng tôi nhận thấy ở lô đối chứng có sự thâm nhập của tế bào lympho vào tất cả các cơ quan được khảo sát. Theo kết quả của bảng 4.3 và biểu đồ 4.1, các tế bào lympho xâm nhập mạnh nhất ở hai cơ quan gan và lách, ngay ở tuần thứ 7 đã thấy xuất hiện 100% mẫu . Tỉ lệ các tế bào lympho tăng lên giữa hai lần khảo sát, ở dây thần kinh tăng 20% và dạ dày tuyến tăng 10%. Như vậy, mức độ gây bệnh của MDV tăng lên ở lô đối chứng.

Kết quả khảo sát của chúng tôi phù hợp với kết quả khảo sát của Lê Văn Năm (2003), tỉ lệ các tế bào lympho tăng lên giữa hai lần khảo sát ở các cơ quan. Tác giả cho rằng: những biến đổi ở hệ thần kinh là chỉ số đặc biệt, ở dạ dày tuyến là chỉ số đặc trưng của bệnh Marek, còn những biến đổi ở các cơ quan khác không đặc trưng cho bệnh.

Ở lô thí nghiệm chúng tôi không thấy tế bào lympho thâm nhập vào các cơ quan khảo sát. Chỉ riêng ở tuần thứ 20, gan có sự xâm nhập của tế bào lympho chiếm 20% nhưng chỉ số này rất nhỏ không thể khẳng định là do MDV gây ra, có thể là do bệnh khác hoặc do gan nhiễm độc.

Qua hai lần mổ khám, cho thấy những biến đổi vi thể không phụ thuộc vào biến đổi đại thể, tức là khi mổ khám gà bệnh đặc biệt các ca bệnh ở trạng thái ức chế nhiều trường hợp không thấy biến đổi đại thể, song khi xét nghiệm vi thể lại có những biến đổi đặc trưng của bệnh Marek. Từ những kết quả đại thể và vi thể cho thấy vaccine Marek thử nghiệm có hiệu quả bảo hộ cao. Vì thế, việc tiêm phòng vaccine Nobilis Rismavac + CA126 đã làm giảm tỷ lệ bệnh Marek một cách rõ rệt.

Hình 4.6. Có s thâm nhp lympho trong dây thn kinh

Tế bào lympho

Tế bào lympho

4.1.3. T l chết và loi thi sau khi tiêm vaccine Marek trong 20 tun theo dõi

Sau hơn 5 tháng khảo sát bệnh tích, chúng tôi ghi nhận số gà chết và loại thải trên hai lô đối chứng và thí nghiệm như sau

Bng 4.4. Kết qu s gà chết và loi thi Gà chết Gà loi thi S con T l ( % ) S con T l ( % ) Đối chng n =100 77 77 0 0 Thí nghim n = 2000 64 3,2 35 1,75 Tng 141 35 77 3,2 0 1,75 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Gà chết Gà loại thải Đối chứng Thí nghiệm Biu đồ 4.2. T l gà chết và loi thi ca lô đối chng và thí nghim

Theo kết quả bảng 4.4 và biểu đồ 4.2., lô đối chứng không tiêm vaccine Marek có tỉ lệ chết cao 77%, tỉ lệ loại thải 0%. Lô thí nghiệm được tiêm vaccine, có tỉ lệ chết 3,2% , tỉ lệ loại thải 1,75%, tổng cộng tỉ lệ hao hụt ở lô thí nghiệm 99 con tương đương 4,95%. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa về mặc thống kê (P < 0,001). Kết quả khảo sát của chúng tôi phù hợp với kết quả khảo sát của Lee và cộng tác viên (1999) (trích dẫn Kanji Hirai, 2001) tác giả cho biết tỉ lệ bệnh Marek phân lập được từ gà có tiêm vaccine thấp hơn có ý nghĩa gà không tiêm vaccine.

Theo kết quả theo dõi chăn nuôi của trại qua các đợt nuôi, đã cho biết tỉ lệ hao hụt mỗi đợt nuôi là 6,5 – 7 %. Tỉ lệ này của trại cao hơn kết quả của chúng tôi từ 1,55 – 2.05%.

Kết quả ở lô thí nghiệm của chúng tôi thấp hơn kết quả của Lê Văn Năm (2003). Tác giả đã thử 3 loại vaccine của Pháp, Bungari, Hà Lan trên gà Lơgo và ghi nhận tỉ lệ chết lúc 5 tháng tuổi như sau : vaccine Pháp là 10,5%, Bungari là 10,1%. Hà Lan 9%. Từ đó cho thấy việc tiêm chủng vaccine Nobilis Rismavac + CA126 phòng bệnh Marek có hiệu quả cao.

4.2 Kim tra độ an toàn ca vaccine Marek

Để độ an toàn của vaccine Marek thử nghiêm trước khi đưa ra thị trường, chúng tôi tiến hành tiêm vaccine với liều gấp 10 lần liều khiến cáo. Thí nghiệm được chia làm 2 lô, với 200 gà con 1 ngày tuổi (100 con lô đối chứng, 100 con lô thí nghiệm). Vaccine được tiêm lúc 1 ngày tuổi và theo dõi trong 22 ngày. Chúng tôi ghi nhận được kết quả sau.

4.2.1. Nhng biu hin bt thường ca gà sau 22 ngày theo dõi Bng 4.5 Nhng biu hin bt thường Biu hin Lô thí nghim (n = 100) đối chng ( n = 100) Đau Áp-xe Xuất huyết Hoại tử Phù thủng Các dấu hiệu khác Bình thường Bình thường

Kết quả bảng 4.5 cho thấy gà cả 2 lô đối chứng và thí nghiệm không có biểu hiện bất thường. Lô thí nghiệm sử vaccine liều cao, nhưng không gay cho gà phản ứng bất lợi. Chứng tỏ vaccine có độ an toàn cao.

4.2.2. M khám bnh tích trên gà vào 22 ngày tui

Sau 22 ngày tiêm vaccine chúng tôi tiến hành mổ 10 con (5 con lô đối chứng, 5 con lô thí nghiệm), lấy mẫu các cơ quan não, lách, gan, dạ dày tuyến, day thần kinh, để xem bệnh tích vi thể, đồng thời quan sát bệnh tích đại thể trên những cơ quan này.

Hình 4.8: M khám tng quát

Thể trạng của gà trước khi mổ khám, cả 2 lô thí nghiệm và đối chứng gà đều có thể trạng tốt. 4.2.2.1. Bệnh tích đại thể Bng 4.6. Bnh tích đại th ca gà vào ngày tui th 22 Lô thí nghiệm (tiêm vaccine) Lô đối chứng (không tiêm vaccine) Mổ Bệnh tích cơ quan Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Não Dây thần kinh Gan Lách Ngày thứ 22 Dạ dày tuyến 0 0 0 0

20 0 0 0 40 0 0 0 0 0 0 10 20 30 40 Não Dtk Gan Lách Ddt Lô đối chứng Lô thí nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 4.6, chúng tôi nhận thấy ở cả hai lô thí nghiệm không xuất hiện bệnh tích đại thể trên những cơ quan. Chứng tỏ vaccine thí nghiệm không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và cơ quan nội tạng của gà. Mặc dù, sử dụng vaccine liều cao gấp 10 lần liều khuyến cáo, nhưng vaccine vẫn đảm bảo tính an toàn. Vì thế, vaccine Nobilis Rismavac + CA126 phải được sử dụng rộng rãi trong phòng bệnh Marek.

4.2.2.2. Bệnh tích vi thể

Bng 4.7 kết qu bnh tích vi th trên gà vào ngày tui th 22

đối chng Lô thí nghim MCơ quan mSố ẫu Có Lympho (%) Não 5 20 Dây thần kinh 5 0 Gan 5 40 Lách 5 0 Ngày thứ 22 Dạ dày tuyến 5 0 0 Biu đồ 4.3. T l bnh tích vi th

Qua kết quả bệnh tích vi thể ghi nhận được từ bảng 4.7 và biểu đồ 4.3, chúng tôi nhận thấy: ở lô thí nghiệm có tiêm vaccine với liều cao nhưng các cơ quan não, lách,

gan, dạ dày tuyến, dây thần kinh không có tế bào lympho xâm nhập; ở lô đối chứng không tiêm vaccine, các cơ quan có sự xuất hiện của tế bào lympho: não (20%) và gan (40%). Từ đó cho thấy vaccine thử nghiệm có hiệu lực và tính an toàn cao khi chủng ngừa cho gà.

Hình 4.9: Có s xâm nhp tế bào lympho vào nhu mô gan

Tế bào lympho

PHN V. KT LUN VÀ ĐỀ NGH

5.1. Kết lun

Qua 5 tháng tiến hành thử nghiệm tại trại gà đẻ thương phẩm thuộc tỉnh Đồng Nai, và tiến hành kiểm tra bệnh tích đại thể và vi thể tại Bệnh Viện Thú Y – khoa Chăn Nuôi Thú Y, chúng tôi có một số kết luận như sau .

- Gà được chủng ngừa vaccine Nobilis Rismavac + CA126 không thấy các triệu chứng nghi nghờ bệnh Marek.

- Tỉ lệ gà chết và loại thải thắp (3,2 + 1,75%) so với tỉ lệ chết và loại thải của trại (6,5 – 7%).

- Không thấy bệnh tích vi thể bệnh Marek trên gà được chủng ngừa vaccine Nobilis Rismavac + CA126, chứng tỏ gà lô thí nghiệm không có sự thâm nhập của virus Marek.

- Khi tiến hành thử tính an toàn với liều gấp 10 lần liều khuyến cáo, nhưng vaccine Nobilis Rismavac + CA126 không gây hại đến cơ quan nội tạng và không có các triệu chứng bất thường trên gà được tiêm vaccine.

- Vaccine Nobilis Rismavac + CA126 có hiệu lực và tính an toàn cao, bảo hộ tốt cho đàn gà được tiêm vaccine

5.2. Đề ngh

Mặc dù có nhiều cố gắng, song đề tài còn những tồn tại sau

- Chưa làm được các phản ứng huyết thanh học để chuẩn đoán bệnh Marek trên gà theo dõi.

- Số lô thí nghiệm ít, không thử được nhiều liều khác nhau để tìm ra liều tối ưu cho qui trình chủng ngừa hiệu quả nhất, về cả hai mặc phòng bệnh và kinh tế.

- Không được tiến hành thí nghiệm cùng lúc nhiều loại vaccine, để so sánh kết quả.

- Không thực hiện được trên nhiều giống gà khác nhau, để đối chiếu khả năng tạo miễn địch trên mỗi giống.

Qua kết quả ghi nhận được từ việc thử nghiệm vaccine Nobilis Rismavac + CA126 chúng tôi có một số kiến nghị sau:

- Nên sử dụng rộng rãi vaccine này để phòng bệnh Marek.

Một phần của tài liệu Luận văn thử nghiệm vaccine marek ở một trại gà đẻ thương phẩm thuộc tỉnh Đồng nai (Trang 37)