Vaccine Marek được tiêm 1 lần duy nhất vào lúc 1 ngày tuổi, miễn dịch tạo ra bảo vệ gà suốt đời.
Phần III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1. Thời gian và địa điểm
-Thời gian: 28/12/2006 đến 09/06/2007.
- Thí nghiệm được tiến hành tại trại chăn nuôi gà đẻ thương phẩm thuộc tỉnh Đồng Nai.
Đồng thời quan sát bệnh tích đại thể và làm mẫu vi thể bệnh tích tại Bệnh Viện Thú y – khoa Chăn Nuôi Thú y.
3.2. Nội dung khảo sát
3.2.1. Kiểm tra tính hiệu lực của vaccine Marek serotype 1 và 3 Nobilis Rismavac + CA126 + CA126
- Theo dõi triệu chứng lâm lâm sàng:
- Theo dõi bệnh tích đại thể và vi thể trên gà 7 tuần tuổi và 20 tuần tuổi - Ghi nhận tỉ lệ chết và loại thải
3.2.2. Kiểm tra tính an toàn của vaccine Marek serotype 1 và 3 Nobilis Rismavac + CA126 + CA126
- Theo dõi những biểu hiện bất thường
- Theo dõi bệnh tích đại thể và vi thể trên gà con 22 ngày tuổi - Ghi nhận tỉ lệ chết và loại thải
3.3. Phương pháp thí nghiệm 3.3.1. Đối tượng thí nghiệm 3.3.1. Đối tượng thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện trên giống gà Babcock B380. Gà bố mẹ được nhập từ Pháp, trứng được ấp tại chăn nuôi gà đẻ thương phẩm thuộc tỉnh Đồng Nai.
3.3.2. Bố trí thí nghiệm
3.3.3.1. Kiểm tra tính hiệu lực của vaccine Nobilis Rismavac + CA126
- Chúng tôi tiến hành thí nghiệm trên 2100 gà một ngày tuổi, được chia làm 2 lô: + Lô đối chứng: 100 con, không tiêm vaccine.
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm kiểm tra hiệu lực vaccine Nobilis Rismavac + CA126 Giai đoạn gà khảo sát Lô đối chứng ( n = 100 ) Lô thí nghiệm ( n = 2000 )
1 ngày tuổi Không chủng Chủng 1 liều vaccine
7 tuần tuổi Quan sát triệu chứng lâm sàng mổ khám (5 con lô đối chứng + 5 con lô thí nghiệm)
20 tuần tuổi Quan sát triệu chứng lâm sàng
mổ khám (5 con lô đối chứng + 5 con lô thí nghiệm) - Pha và tiêm vaccine
+ Vaccine được bảo quản trong bình nitơ lỏng (với 1 lọ 2000 liều). Khi tiêm pha với nước pha vaccine chuyên dụng.
+ Liều tiêm 0,2ml / con, được tiêm dưới da cổ. * Chỉ tiêu quan sát:
- Quan sát triệu chứng lâm sàng và các phản ứng của gà sau khi tiêm vaccine.
+ Theo dõi gà có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh Marek như: gầy ốm, mặt mòng tái, đi lại khó khăn, cánh liệt, xã xuống một bên hoặc hai bên, viêm mống mắt dẫn đến mù, liệt chân
+ Theo dõi tỉ lệ chết và loại thải
- Mổ khám
Mổ khám xem bệnh tích đại thể và thu thập mẫu như dây thần kinh đùi, gan, lách, não và dạ dày tuyến để tiến hành làm bệnh tích vi thể và quan sát sự biến đổi bệnh lý mô học.
+ Quan sát bệnh tích đại thể và vi thể trên những cơ quan: não, gan, lách, dạ dày tuyến, dây thần kinh đùi.
* Vaccine đạt yêu cầu
- Tỉ lệ chết do bệnh Marek = 0
- Không có bất cứ triệu chứng bệnh nào như được nêu trên
- Không có bất cứ dấu hiệu bệnh lý nghi ngờ bệnh Marek khi làm tiêu bản mô bệnh học. 3.3.3.2. Kiểm tra tính an toàn của vaccine Nobilis Rismavac + CA126
Tổng số gà thí nghiệm 200 con một ngày tuổi được chia thành 2 lô: - 100 con được bố trí vào lô thí nghiệm
- 100 con đối chứng
Gà một ngày tuổi lô thí nghiệm được chủng ngừa 10 liều vaccine 2ml/con, tiêm dưới da cổ, lô đối chứng không tiêm.
Bảng 3.2. Qui trình tiến hành thí nghiệm kiểm tra tính an toàn của vaccine Nobilis Rismavac + CA126
Tuổi Đối chứng (n = 100)
An toàn (n = 100)
1 ngày Không chủng ngừa 10 liều vaccine/con 22 ngày Quan sát biểu hiện bất thường
Mổ khám (5 con ở mỗi lô)
- Pha và tiêm vaccine:
Cùng một loại vaccine như trên được pha đậm đặc gấp 10 lần thông thường. Liều tiêm 0,2ml/ con, được tiêm dưới da cổ.
* Chỉ tiêu khảo sát
+ Theo dõi gà có những phản ứng bất thường của gà sau khi chủng vaccine Marek như: đau, áp-xe, xuất huyết, hoại tử, phù thủng, các dấu hiệu khác.
+ Theo dõi tỉ lệ chết và loại thải
- Mổ khám
+ Mổ khám xem bệnh tích đại thể và thu thập mẫu như dây thần kinh đùi, gan, lách, não và dạ dày tuyến để tiến hành làm bệnh tích vi thể và quan sát sự biến đổi bệnh lý mô học.
+ Quan sát bệnh tích đại thể và vi thể
* Vaccine đạt yêu cầu
- Tỉ lệ chết do bệnh Marek = 0
- Không có bất cứ triệu chứng bệnh nào như được nêu trên
- Không có bất cứ dấu hiệu bệnh lý nghi ngờ bệnh Marek khi làm tiêu bản mô bệnh học. 3.3.3.3. Vật liệu thí nghiệm
Chuồng trại được chia làm 2 giai đoạn: - Giai đoạn gà từ 0 – 12 tuần tuổi:
+ Gà được nuôi trong khu chuồng nuôi hậu bị. Chung quanh chuồng được phủ bạt. khi cần có thể cuốn lên, mái bằng tôn xi măng bên trong được chia thành 4 ô, được ngăn bằng lưới sắt.
+ Trong giai đoạn úm, gà được nuôi trong các quây nhỏ bằng thiếc dài 3 – 4m, cao khoảng 40cm đặt trong mỗi ô theo lô thí nghiệm (1quây/500con). Sau 4 tuần thì đưa hoàn toàn các quây ra ngoài.
- Giai đoạn gà trên 12 tuần tuổi:
+ Giai đoạn này gà được chuyển lên khu nuôi gà đẻ (chuồng hở). Mỗi dãy chuồng gồm 2 dãy lồng. Mỗi dãy chuồng có 183 lồng x 3 tầng, mỗi lồng chứa 2-3 con.
* Dụng cụ chăn nuôi bao gồm - Máng ăn:
+ Gà 0 – 3,5 tuần tuổi: máng nhựa có đáy bằng, được đặt trong từng quây úm của mỗi lô.
+ Gà 4 – 12 tuần tuổi: máng treo bằng thiếc hoặc bằng nhựa. máng có hình nón cụt ở giữa, đáy có hình vành khăn, được treo tương ứng với tầm lấy thức ăn của gà.
+ Gà 12 tuần tuổi trở lên: máng bằng nhựa có chiều dài tương ứng với chiều dài của dãy chuồng nuôi.
- Máng uống:
+ Gà 0 – 3,5 tuần tuổi: dùng bình bán tự động loại 2 lít.
+ Gà 12 tuần tuổi trở lên: dùng bình tự động, nước được cung cấp bởi hệ thống ống nước phía dưới trần nhà.
+ Gà 4 – 12 tuần tuổi: dùng hệ thống van tự động được bố trí giữa hai lồng - Chụp úm:
+ Chụp úm gồm một chụp bằng nhôm hình nón không đáy, ở giữa phía dưới đỉnh chóp có hệ thống nhiệt, đốt bằng khí ga và hai bóng đèn tròn 75W bố trí đối diện nhau ngay mép đáy của chụp.
- Các dụng cụ lấy mẫu và thiết bị phòng thí nghiệm
+ Dụng cụ mổ khám và lấy mẫu: kéo, kẹp, dao mổ, formol 10%, lọ đựng mẫu. + Thiết bị phòng thí nghiệm: máy cắt mẫu, máy chạy mẫu, kính hiển vi, máy ảnh, thuốc nhuộm mẫu.
3.4.3.4. Nuôi dưỡng, chăm sóc
* Vệ sinh thú y
Chuồng trại, khung lưới, bạt phủ được rải vôi và phun formalin 3% trước khi sử dụng 4 ngày. Nền chuồng được quét dọn sạch sẽ, tưới nước vôi và để trống hơn 1 tuần. Máng ăn, máng uống, khung quây, tất cả những dụng cụ có liên quan được rửa sạch phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
* Giai đoạn từ 1 ngày đến 12 tuần tuổi - Giai đoạn 1 ngày đến 2 tuần tuổi:
+ Gà con một ngày tuổi sau khi tiêm vaccine như bố trí thí thí nghiệm, được đưa lên các quây trong mỗi lô thí nghiệm, phía trên có lắp chụp úm.
+ Sau 2 giờ cho uống nước, sau đó cho ăn thức ăn viên nhỏ. Mỗi lần cho ăn một lượng nhỏ, cứ sau 1-1,5 giờ thì thay thức ăn. Đèn úm được bật lên lúc 15 giờ 30 phút hằng ngày bên ngoài phủ bạt, đảm bảo tránh gió lùa và sương đêm. Đến 9 giờ sáng trời nắng thì kéo bạt lên 1/2, đến 11 – 12 giờ trưa kéo bạt lên hoàn toàn.
+ Hệ thống đèn trên trần đảm bảo cho gà được chiếu sáng 24/24. Máng uống được làm vệ sinh và thay nước 2 lần/ngày. Cho uống vitamin C sau mỗi tuần, đến 10 ngày tuổi thì tiến hành cắt mỏ. Vaccine phòng các bệnh khác được tiêm theo qui trình của trại.
Hình 3.1: Quây úm gà con một ngày tuổi
- Giai đoạn gà từ 3 tuần đến 12 tuần tuổi:
+ Lúc này gà lớn hơn nhiều so với 1 ngày tuổi, diện tích quây được bung lần ra, đảm bảo cho gà rải đều và thoải mái trong khu vực úm. Vào cuối tuần thứ 3 các máng
ăn, máng uống được thay dần bằng máng treo, đến cuối tuần thứ 4 thì thay hoàn toàn và lấy quây ra khỏi các lô thí nghiệm. Cho gà ăn tự do.
Hình 3.2: Gà trong giai đoạn 7 – 12 tuần tuổi - Giai đoạn gà từ 12 tuần đến 20 tuần
Gà được chuyển lên khu chuồng nuôi đẻ, tiếp tục nuôi dưỡng theo chế độ nuôi dưỡng gà hậu bị cho đến khi bắt đầu đẻ, lúc này chuyển qua chế độ nuôi riêng của trại.
Hình 3.3: Chuồng nuôi gà sau 12 tuần tuổi 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
PHẦN IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1. Kiểm tra hiệu lực của vaccine Marek
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm vaccine Marek trên gà Bacook và tiến hành đọc bệnh tích vi thể tại Bệnh Viện Thú Y - Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Trong thời gian theo dõi từ 1 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi trên hai lô: đối chứng không tiêm vacinne (n = 100), thí nghiệm tiêm vaccine (n = 2000), chúng tôi ghi nhận một số kết quả như sau.
4.1.1. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng bệnh Marek
Việc tiến hành theo dõi các triệu chứng lâm sàng ở gà từ một ngày tuổi đến 20 tuần tuổi được ghi nhận qua bảng 4.1 dưới đây:
Bảng 4.1. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng bệnh Marek từ 1 ngày tuổi
đến 20 tuần tuổi sau khi tiêm vaccine.
Lô Số gà có biểu
hiện bệnh Tỉ lệ (%) Các triệu chứng của bệnh Marek
Số gà và tỉ lệ (%) có triệu chứng
Gầy ốm, mặt mòng tái 81
Đi lại khó khăn 47
Cánh liệt, sệ xuống 1 hoặc 2 bên 36 Viêm mống mắt dẫn đến mù 0 Đối chứng
(n = 100) 81 81
Liệt chân 3
Gầy ốm, mặt mòng tái Đi lại khó khăn
Cánh liệt, sệ xuống 1 hoặc 2 bên Viêm mống mắt dẫn đến mù Thí nghiệm (n = 2000) 0 0 Liệt chân 0
Qua bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy: lô thí nghiệm có tiêm vaccine Marek, không có biểu hiện bệnh ở tất cả các chỉ tiêu lâm sàng nghi ngờ mắc bệnh Marek. Nhưng ở lô đối chứng không tiêm vaccine, tỉ lệ gà có biểu hiện bệnh rất cao. Việc theo dõi triệu chứng lâm sàng của gà từ 1 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi cho thấy: tỉ lệ gà có triệu chứng gầy ốm, mặt mòng tái cao nhất 81%, đi lại khó khăn là 47% và cánh sệ xuống 1 hoặc 2 bên là 36%; không ghi nhận được triệu chứng gà viêm mống mắt.
Lô đối chứng có tỉ lệ biểu hiện lâm sàng cao: có thể do gà của trại đã được chủng ngừa vaccine Marek, chỉ còn lô đối chứng có số lượng gà ít (100 con) và không
được chủng ngừa vaccine, nên có sự tấn công mạnh của virus Marek độc lực cao làm cho gà có biểu lâm sàng của bệnh Marek.
Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ gà gầy ốm mồng tái cao là do gà mắc bệnh Marek không có khả năng chuyển hóa thức ăn, mặc dù gà vẫn ăn uống bình thường. Kết quả này phù hợp với nhận định của Lê Văn Năm (2003).
Bảng 4.2. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng bệnh Marek qua từng giai đoạn theo dõi trong 20 tuần tuổi.
Lô Tuần
theo dõi Triệu chứng lâm sàng Đối chứng (%) Thí nghiệm (%) Gầy ốm, mặt mòng tái
Đi lại khó khăn
Cánh liệt, sệ xuống 1 hoặc 2 bên Viêm mống mắt dẫn đến mù 1 – 4
Liệt chân
0 0
Gầy ốm, mặt mòng tái 9
Đi lại khó khăn 2
Cánh liệt, sệ xuống 1 hoặc 2 bên Viêm mống mắt dẫn đến mù 5 – 11 Liệt chân 0 0 Gầy ốm, mặt mòng tái 20
Đi lại khó khăn 4
Cánh liệt, sệ xuống 1 hoặc 2 bên 2 Viêm mống mắt dẫn đến mù
12 – 14
Liệt chân 0
0
Gầy ốm, mặt mòng tái 81
Đi lại khó khăn 47
Cánh liệt, sệ xuống 1 hoặc 2 bên 36 Viêm mống mắt dẫn đến mù 0 15 – 20
Liệt chân 3
0
Để nhận thấy sự phát triển của bệnh Marek qua từng giai đoạn theo dõi, chúng tôi đã chia thời gian theo dõi thành nhiều thời điểm như bảng 4.2. Qua đó chúng tôi ghi nhận được, vào tuần thứ 5 – 11 thấy xuất hiện triệu chứng nghi ngờ Marek: gầy ốm, mặt mòng tái xuất hiện 9%. Ở tuần thứ 15 – 20 là 81% như vậy tăng 72%. Các chỉ
tiêu khác như: đi lại khó khăn tăng 45%; cánh liệt, sệ xuống 1 hoặc 2 bên tăng 36%. Từ kết quả triệu chứng lâm sàng, cho thấy bệnh phát triển mạnh vào từ 15 tuần tuổi trở lên.
Qua kết quả bảng 4.2, chúng tôi nhận thấy vaccine Marek đã tạo được đáp ứng miễn dịch, đủ hiệu lực phòng bệnh cho lô thí nghiệm được tiêm vaccine.
Theo Trần Thanh Phong (1996), gà từ 4 – 6 tuần tuổi sau khi nhiễm bắt đầu có triệu chứng thần kinh. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận định này.
Hình 4.1. Gà có biểu hiện đi lại khó khăn ở giai đoạn 7 tuần tuổi 4.1.2. Mổ khám bệnh tích trên gà vào tuần tuổi thứ 7 và 20
Sau khi tiêm Marek, chúng tôi tiến hành mổ khám vào tuần thứ 7 và 20, lấy mẫu một số cơ quan như: não, gan, lách, dây thần kinh đùi, dạ dày tuyến. Số gà 1 lần mổ 10 con (5 con lô đối chứng, 5 con lô thí nghiệm), để tiến hành xem bệnh tích vi thể và quan sát bệnh tích đại thể trên những cơ quan này.
* Thể trạng của gà trước khi mổ vào tuần thứ 7:
- Lô thí nghiệm và lô đối chứng: tất cả gà mổ khám đều có thể trạng tốt. * Thể trạng của gà trước khi mổ vào tuần thứ 20:
- Lô thí nghiệm: tất cả gà mổ khám đều có thể trạng tốt. - Lô đối chứng: 3 con thể trạng tốt, 2 con gầy ốm
Hình 4.2: Mổ khám bệnh tích đại thể
4.1.2.1. Bệnh tích đại thể
Qua quá trình mổ khám tại Bệnh Viện Thú Y – khoa Chăn Nuôi Thú Y, chúng tôi nhận thấy trên cả lô đối chứng và lô thí nghiệm không có bệnh tích đại thể trên các cơ quan được khảo sát (não, gan, lách, dây thần kinh đùi, dạ dày tuyến) vào tuần thứ 7.
Tuy nhiên trong suốt quá trình theo dõi từ 1 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi trên gà thí nghiệm tại trại gà, chúng tôi tiến hành mổ khám những gà chết trên cả 2 lô, nhận thấy những gà chết của lô thí nghiệm không thấy bệnh tích đại thể của bệnh Marek, những gà này phần lớn là chết do cầu trùng hoặc không rõ nguyên nhân. Gà ở lô đối chứng có những biểu hiện bệnh tích đại thể của bệnh Marek như:
- Gan, lách sưng lớn, có khối u màu trắng, nhạt màu. Trên lách có những đốm hoại tử. - Dạ dày tuyến sưng, loét
- Niêm mạc đường tiêu hóa xuất huyết điểm - Thận sưng lớn.
- Dây thần kinh sưng to, có xuất huyết điểm.
Từ tuần 15 – 20 những gà chết có bệnh đại thể nghi bệnh Marek tăng nhanh ở lô đối chứng, bên cạnh đó còn có những gà chết không rõ nguyên nhân. Nhưng khi chúng tôi tiến hành mổ khám vào tuần thứ 20, lấy mẫu não, gan, lách, dạ dày tuyến, dây thần kinh đùi thì không quan sát thấy bệnh tích đại thể trên những cơ quan này
Hình 4.3: Lách có đốm hoại tử
Hình 4.3 cho thấy lách sưng lớn, các khối u màu trắng đục xuất hiện khắp bề mặt lách, làm cho lách mềm hơn bình thường.
Hình 4.4 cho thấy niêm dạ dày tuyến sưng lớn, niêm mạc có nhiều nốt u loét, làm cho bề mặt dạ dày tuyến sần sùi.
Hình 4.5: Dây thần kinh xuất huyết