Hạn chếcủa công tác kếtoán

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển hạ tầng Vạn Cường (Trang 76)

- Số dư cuối năm

PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VẠN CƯỜNG

4.1.3. Hạn chếcủa công tác kếtoán

* Về công tác kế toán nói chung

Thứ nhất: tuy tỉ trọng tài sản cố định trong công ty chiếm tỷ trọng lớn, nhưng công ty chưa thực sự quan tâm đến việc bảo dưỡng,và sữa chữa và nâng cấp tài sản , dẫn đến tài sản nhanh hư hỏng và làm ảnh hưởng đến việc sản xuất và tăng giá thành sản phẩm.

Thứ hai:do trình độ kế toán trong công ty là chưa đồng đều dẫn đến việc chứng từ được lưu chuyển giữa các bộ phận còn chậm

Thứ ba: chứng từ được lưu chuyển giữa các bộ phận còn chậmdo quan niệm về công tác kế toán của các cán bộ nhân viên chứcnói chung và cán bộ kế toán nhiều khi còn coi nhẹ, không tập trung vào công tácđẩy mạnh việc đưa chứng từ vào lưu chuyển, tại các đơn vị phụ thuộc, việc xử lýchứng từ không được giải quyết.

Thứ tư: việc quản lý TSCĐ của công ty vẫn gặp những kho khăn do công ty không đánh số hiệu TSCĐ.

4. giải pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Đầu tư Thương mại và phát triển hạ tầng Vạn Cường

Thường xuyên bảo dưỡng , sữa chữa và nâng cấp TSCĐ

Vì tỉ trọng TSCĐ của công ty khá lướn, nên cần phải thường xuyên bảo dưỡ ng và nâng cấp để tránh ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của công ty.

Chi phí sữa chữa TSCĐ được hoạch toán vào tài khoản 241: xây dựng cơ bản dỡ dang( 2413: sữa chữa lớn TSCĐ)

Nâng cao trình độ cán bộ nhân viên trong Công ty.

a/ Đối với cán bộ quản lý.

Đây là đội ngũ quan trọng, quyết định hướng đi cho doanh nghiệp. Họ đứng raquản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đảm bảo cho Côngty có thể phát triển mạnh mẽ. Nhận thức được điều này, Công ty cần:

- Không ngừng nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ cho họ, mặt khác phải tạocơ hội cho họ tự phấn đấu vươn lên.

- Chăm lo công tác đào tạo mọi mặt : đào tạo nâng cao, đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo chuyên ngành cho cán bộ kỹ thuật cho phù hợp với điều kiện máy móc trang thiết bị ngày càng tiên tiến và hiện đại. Cần đặt ra yêu cầu cho họ là phải thường xuyên cập nhật thông tin về các công nghệ mới, hiện đại mà Công ty chưa có điều kiện đầu tư để cóthể tham mưu cho ban lãnh đạo khi Công ty tiến hành đổi mới TSCĐ.

b/ Đối với công nhân trực tiếp sử dụng TSCĐ

- Lực lượng công nhân này chủ yếu là công nhân lái xe tải nên điều kiện đặt ra cho đội ngũ công nhân này là không những phải có khả năng sử dụng thành thạo xe ôtô mà còn phải có kinh nghiệm lái xe an toàn, đồng thời cũng phải biết cách bảo dưỡng xe để xe chạy tiết kiệm nhiên liệu và nâng cao tuổi thọ của xe.

- Lực lượng công nhân viên văn phòng và công nhân quản lý, bảo vệ nhà kho bến bãi ở trụ sở chính cũng như ở các chi nhánh của Công ty cũng cần được đào tạo để có thể sử dụng TSCĐ đạt hiệu quả và có trách nhiệm gìn giữ TSCĐ. Đặc biệt là đội ngũ công nhân bảo vệ thường xuyên tiếp xúc với các kho, bến bãi cần quan tâm theo dõi hiện trạng TSCĐ để nhanh chóng phát hiện những hiện tượng xuống cấp hư hỏng của TSCĐ để kịp thời giải quyết.

-Với hệ thống chứng từ kế toán phải được luân chuyển theo đúng thời gian.

Phòng kế toán phải thường xuyên chỉ đạo việc đăng ký và chuyển chứng từ về phòng kế toán theo đúng thời gian và trình tự.

- Với hệ thống sổ sách theo dõi TSCĐ ngoài các loại sổ sách theo quy định của Bộ tài chính như sổ TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng, thẻ TSCĐ, sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ tổng hợp TSCĐ…Công ty cần lập thêm một số loại sổ sách để quản lý, theo dõi sự biến động của TSCĐ được chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Đối với TSCĐ tăng trong năm, ngoài việc hạch toán theo dõi trên sổ sách theoquy định, hàng năm Công ty nên có bản tổng hợp báo cáo chi tiết mốc tăng, giảm TSCĐ. Báo cáo này giúp cho Công ty thấy được tổng quát số TSCĐ tăng, giảm và tỷtrọng tăng, giảm của từng loại TSCĐ. Báo cáo này do kế toán TSCĐ lập

Đânh số hiệu TSCĐ đặc biệt là TSCĐHH nhằm tạo ra sự thống nhất

thuận lợi trong việc theo dõi, quản lý và sử dụng TSCĐ trong DN. Tuy nhiên tren thục tế DN không thực hiện đánh số hiệu TSCĐ đã gây khó khăn nhất định đến công tác theo dõi quản lý TSCĐ. Có thể đánh số hiệu TSCĐ theo hướng sau:

Dùng chữ cái để thể hiện nhóm TSCĐ phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 03, 04), Chế độ kế toán DN và Chế độ tài chính.

+ A2111: Nhà cửa, vật kiến trúc + B2112: Máy móc, thiết bị

+ C2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn + D2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý

+ E2115: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm + F2118: TSCĐHH khác

+ G212: TSCĐ thuê tài chính + H213: TSCĐVH

Dùng 2 chữ cái để thể hiện các loại TSCĐ khác nhau trong nhóm đã phân loại và ký hiệu như trên. Ví dụ đối với nhóm TSCD A2111- Nhà cửa vật kiến trúc có thể được mã hiệu như sau:

+ NK: Nhà kho, văn phòng công ty + LV: Nhà làm việc

+ NO:Nhà ở

+ TĐ: Trạm điện văn phòng công ty + VS: Nhà vệ sinh công ty

………..

Dùng 2 chữ số để mã hiệu các bộ phận, đơn vị sử dụng, quản lý TSCĐ. Việc mã hiệu các Bộ phận sử dụng TSCĐ có tác dụng quan trọng trong việc xác định trách nhiệm vật chất đối với việc quản lý cũng là căn cứ cho việc theo dõi và phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ. Các bộ phận sử dụng TSCĐ có thể bao gồm: Văn phòng, xí nghiệp, phân xưởng, tỏ đội…Cụ thể mã hiệu các bộ phận sử dụng TSCĐ như sau:

+ 01: TSCĐ dùng ở bộ phận văn phòng + 02: TSCĐ dùng ở xi nghiệp

+ 03: TSCĐ dùng ở phân xưởng + 04: TSCĐ dùng ở tổ, đội

Vì DN có nhiều phân xưởng sản xuất nên tiếp tục mã hiệu đén từng phân xưởng để quản lý được TSCĐ theo từng bộ phận sử dụng cụ thể. Chẳng hạn phân xưởng sản xuất số 1 được ký hiệu là 01, phân xưởng sản xuất số 2 được ký hiệu là 02…

Sử dụng chữ số để ký hiệu cho từng TSCĐ cụ thể gắn với bộ phận sử dụng, loại và nhóm TSCĐ.

Quy định về cách đánh số hiệu TSCĐ phải được thông báo tới các bộ phận, cá nhân liên quan trong việc theo dõi, quản lý và sử dụng TSCĐ. Đồng thời Công ty phải tổ chức gắn số hiệu đã quy định cho từng TSCĐ. Số hiệu của từng TSCĐ được sử dụng trong suốt quá trình tồn tại của nó trong công ty, được ghi chép trên chứng từ kế toán, thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, việc chịu sức ép từ các đối thủ cạnh tranh là điều mà không doanh nghiệp nào tránh khỏi. Hiện nay, Công ty TNHH Vạn Cường đang phải phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các đơn vị cùng ngành cả trong và ngoài nước. Đây vừa là cơ hội mà cũng vừa là thách thức lớn cho Công ty. Để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thì không chỉCông ty mà tất cả các doanh nghiệp đều phải cố gắng nâng cao năng lực sản xuất, không ngừng đổi mới công nghệ cho TSCĐ song song với tiết kiệm chi phí kinh doanh.

Hiện nay công tác kế toán tài sản cố định đóng vai trò quan trọng , góp phần trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nên việc quản lý và sử dụng tài sản cố định như thế nào để đạt hiệu quả cao là một nội dung quan trọng trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và phát

triển hạ tầng Vạn Cường và được sự hướng dẫn nhiệt tình từ cô giáo Võ Thị Minh em đã có những điều kiện tìm hiểu thực tế quá trình hạch toán kế toán tài

sản cố định để có thể so sánh với những kiến thức mà em đã được trang bị ở nhà trường. Đồng thời em cũng học được nhiều điều bổ ích từ việc vận dụng linh hoạt chế độ tài chính kếtoán tại công ty. Với đề tài: “ Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và phát triển hạ tầng Vạn Cường”. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nhưng đề tài tốt nghiệp của em không tránh được những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo của các Thầy Cô giáo để Chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH đầu tư thương mại và phát triển hạ tầng Vạn Cường (Trang 76)