Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của huyện, xã, các doanh nghiệp và nguồn nhân lực trên địa bàn

Một phần của tài liệu Thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2025 (Trang 104 - 105)

II Diện tích cây lâu năm 1.452 1.423 1.496 1

4.2.3. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của huyện, xã, các doanh nghiệp và nguồn nhân lực trên địa bàn

của huyện, xã, các doanh nghiệp và nguồn nhân lực trên địa bàn

Đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực là nhân tố đóng vai trò quyết định trong thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện. Do đó, phải thƣờng xuyên chăm lo đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của huyện, xã, thị trấn, các ban, ngành, các doanh nghiệp và nguồn nhân lực trên địa bàn. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn trên địa bàn đã đƣợc xác định từ nay đến năm 2020 và bám sát mục tiêu, yêu cầu, định hƣớng của chiến lƣợc cán bộ. Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu về nhân cách và năng lực của ngƣời cán bộ mà định rõ tiêu chuẩn, điều kiện để tuyển chọn cán bộ đƣa vào quy hoạch và cử đi đào tạo, bồi dƣỡng ở các trƣờng lớp cho phù hợp cả về nội dung và thời gian.

Những năm trƣớc mắt, cần ƣu tiên đào tạo, bồi dƣỡng cập nhật các kiến thức về quản lý hành chính, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, cải cách hành chính, quản lý đô thị, quản lý môi trƣờng, luật pháp quốc tế, quản trị doanh nghiệp, quản lý dự án, công nghệ thông tin và ngoại ngữ...Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý đảm bảo tiêu chuẩn, phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực và thái độ trách nhiệm trong công tác. Có 100% cán bộ chủ chốt xã,

Đội ngũ trƣởng, phó phòng cấp huyện trở lên đều có trình độ cao cấp lý luận hoặc cử nhân lý luận chính trị. Có chính sách khuyến khích cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ có triển vọng học thêm văn bằng 2, nhất là về quản lý kinh tế, các chuyên ngành trong nông nghiệp và sau đại học.

Dành sự ƣu tiên đầu tƣ các mặt nhằm tích cực góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn để đến cuối năm 2015 có 100% giáo viên đạt chuẩn, 50% giáo viên mầm non, 100% giáo viên Tiểu học, THCS, 30% giáo viên THPT có trình độ trên chuẩn và nâng cao hơn trong thời gian tiếp theo. Đào tạo nâng cao chất lƣợng dạy nghề theo các chƣơng trình, dự án của Chính phủ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế của các vùng trong huyện.

Làm tốt công tác quy hoạch đào tạo nghề với nhiều loại hình và theo các ngành nghề thích hợp. Phối hợp với trƣờng Trung cấp Kinh tế- kỹ thuật Bắc Nghệ An (nằm trên địa huyện) để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở 2 tại xã Quỳnh Hoa với quy mô 600 - 1000 học viên/ năm (trong năm 2012, 2013 đã bố trí đầu tƣ 4,0 tỷ/ KH 30 tỷ đồng). Mở rộng quy mô và các hình thức đào tạo có chất lƣợng cho lực lƣợng lao động của huyện, tạo sự gắn kết giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo nghề. Ƣu tiên đào tạo công nhân lành nghề và cán bộ kỹ thuật có trình độ cao trong các lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy hải sản, nƣớc uống, du lịch, các ngành công nghiệp mới khác, chú trọng trình độ tin học, ngoại ngữ để lao động tiếp cận làm việc tại Khu công nghiệp Hoàng Mai, Đông Hồi, đón đầu sự phát triển vùng kinh tế Nam Thanh- Bắc Nghệ sau năm 2020.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2025 (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)