II Diện tích cây lâu năm 1.452 1.423 1.496 1
4.2.6. Phân bố các nguồn lực và điều hành thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển kinh tế huyện
hoạch phát triển kinh tế huyện
Để thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển kinh tế của huyện theo những mục tiêu đã định, các ngành phải xây dựng, bổ sung cụ thể hóa quy hoạch tổng thể của huyện thành các quy hoạch phát triển của ngành. Từ đó, đề ra kế hoạch phân bố, điều phối các nguồn lực thực hiện nội dung phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế một cách đồng bộ, phù hợp. Trong năm 2014, 2015 chỉ đạo bổ sung các quy hoạch của huyện và triển khai cho các xã, thị trấn.
Bổ sung, hoàn thiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, tăng cƣờng công tác đào tạo, dạy nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Tổ chức tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp Đại học chính quy loại giỏi về công tác tại huyện, các xã, thị trấn và đơn vị sự nghiệp khi có chỉ tiêu biên chế. Tiếp tục rà soát, đánh giá đúng chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để làm cơ sở thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo chỉ đạo của Trung ƣơng; kiên quyết thay thế những CBCC ý thức đạo đức, năng lực, thái độ trách nhiệm công vụ yếu hoặc vi phạm kỷ luật.
Chú trọng nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả những thành tựu mới của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ mới phù hợp với điều kiện của huyện để phát triển mạnh sản xuất công nghiệp, sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp...
công nghệ tiên tiến trong sản xuất, dịch vụ và quản lý. Xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ, quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, quy hoạch phát triển các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ.
Tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ cho phát triển, tổng nhu cầu vốn đầu tƣ cho thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 80.220 tỷ đồng ( trong đó giai đoạn 2015 - 2020 khoảng 57.780 tỷ đồng ). Trong đó: từ ngân sách nhà nƣớc dự kiến 12.810 tỷ đồng ( đáp ứng khoảng 18% nhu cầu ), nguồn doanh nghiệp đầu tƣ 15.590 tỷ đồng ( đáp ứng khoảng 20% ), nguồn huy động của nhân dân 9.620 tỷ đồng ( khoảng 13% ), còn lại là nguồn vốn từ bên ngoài ( FDI và ODA ), vốn tín dụng.
Các nguồn vốn nêu trên phải đƣợc phân bố, điều phối hợp lý, có hiệu quả vào các ngành, các lĩnh vực mà huyện đang có nhiều tiềm năng, lợi thế và yêu cầu lớn.
- Về phát triển ngành công nghiệp:
Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đến năm 2020, tầm nhìn 2025 để chỉ đạo triển khai thực hiện.
Tăng cƣờng công tác đào tạo, dạy nghề, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo đến năm 2020 lên 55 - 60%.
Phối hợp với nhà đầu tƣ để đƣa Nhà máy xi măng Tân Thắng công suất 2 triệu tấn/ năm đi vào hoạt động cuối năm 2015. Đầu tƣ hoàn chỉnh hạ tầng cụm công nghiệp tại các xã Ngọc sơn, Quỳnh Châu, Tân Thắng.
- Về phát triển ngành dịch vụ và du lịch
Tập trung giải phóng mặt bằng các dự án đã đƣợc phê duyệt theo quy hoạch du lịch Biển Quỳnh và tiếp tục thu hút vào các khu du lịch khác đã đƣợc quy hoạch. Đầu tƣ các cụm dịch vụ liền kề các khu đô thị, khu du lịch,
khuyến khích nhân dân đầu tƣ kinh doanh du lịch, dịch vụ nhỏ lẻ, nâng tỷ trọng lao động ngành dịch vụ.
Trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử đã đƣợc công nhận trên địa bàn, khôi phục, phát triển các lễ hội văn hóa, xây dựng lễ hội cầu Ngƣ thành lễ hội vùng ở các xã ven biển và xây dựng nét văn hóa truyền thống riêng của từng vùng, từng địa phƣơng tạo thành các sản phẩm du lịch.
Tăng cƣờng năng lực về cơ sở vật chất, thiết bị, trình độ, quy mô đầu tƣ, chất lƣợng phục vụ của các ngành ngân hàng, tài chính, bƣu chính, viễn thông, văn hóa, y tế, giáo dục ...Trên cơ sở quy hoạch đã đƣợc duyệt, huyện sẽ phối hợp với các ngành của tỉnh để kêu gọi đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng, thủ tục cấp phép để phát triển các loại hình dịch vụ này.
- Về phát triển ngành nông nghiệp
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án “Đầu tƣ thâm canh để có giá trị sản xuất trên 70 triệu đồng/ha canh tác”. Quy hoạch vùng sản xuất để sử dụng có hiệu quả diện tích canh tác còn lại. Đến năm 2020, diện tích đất trồng lúa ổn định khoảng 7.000 ha, diện tích đất trồng lạc khoảng 1100 ha, rau màu khoảng 1200 ha; tập trung 5 cây trồng chính là: lúa, ngô, lạc, dứa và rau xanh chú trọng phát triển thêm các loại hoa, cây cảnh...
Quy hoạch phát triển chăn nuôi, khuyến khích theo hình thức nuôi trang trại tập trung, kết hợp với các biện pháp bảo vệ môi trƣờng. Làm tốt các công tác thú y, phòng chống dịch bệnh, thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển chăn nuôi.
Chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng hiện có, vừa thực hiện nhiệm vụ phòng hộ, vừa phát triển du lịch sinh thái, phát triển rừng trồng trên diện tích đất lâm nghiệp còn lại, chú trọng rừng ngập mặn và trồng một số loại cây có giá trị kinh tế cao.
+ Giai đoạn 2015 - 2020:
Trên cơ sở đồ án quy hoạch xây dựng vùng, tiến hành lập các dự án đầu tƣ xây dựng, công khai rộng rãi các dự án để thu hút đầu tƣ, đặc biệt là cắm mốc quy hoạch để mọi ngƣời dân biết, thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng khi có nguồn đầu tƣ.
Về công tác chuẩn bị đầu tƣ: điều tra cơ bản, khảo sát lập quy hoạch xây dựng, bao gồm quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các điểm dân cƣ, các khu công nghiệp, khu du lịch, khu dịch vụ, khu đô thị, ...
Về công tác xây dựng: bƣớc đầu tiến hành xây dựng các loại công trình ƣu tiên đầu tƣ trong giai đoạn này, gồm các loại công trình:
Xây dựng một phần kết cấu hạ tầng, bao gồm cả công trình hạ tầng kinh tế kỹ thuật và hạ tầng xã hội nhƣ: thủy lợi, giao thông, thông tin và các công trình phúc lợi công cộng (trƣờng học, bệnh viện...); các công trình sản xuất, kinh doanh trọng điểm về công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nông nghiệp; xây dựng, cải tạo, nâng cấp các đô thị, các thị tứ, tụ điểm dân cƣ khác.
+ Giai đoạn đến năm 2025, xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng:
Các tuyến đƣờng theo hƣớng Đông - Tây (đƣờng Quốc lộ 48B từ xã Quỳnh Châu đến Lạch Quèn - Quỳnh Long, đƣờng qua các Quỳnh Tân - Quỳnh Văn - Quỳnh Xuân, đƣờng Quỳnh Thạch - Quỳnh Thanh - Quỳnh Lƣơng...), các tuyến đƣờng theo hƣớng Bắc - Nam song song với Quốc lộ 1 A (đƣờng ven biển, đƣờng ở phía Tây huyện qua các xã Ngọc Sơn - Quỳnh Hoa - Quỳnh Tân, đƣờng qua các xã Quỳnh Văn- Quỳnh Thanh- Quỳnh Yên).
Nâng cấp bến cá thành cảng Lạch Quèn, quy hoạch một số cảng đƣờng sông dọc tuyến sông Mơ, sông Thái để trở thành cảng trung chuyển nội địa. Nạo vét sông Mơ đảm bảo cho tàu thuyền lƣu thông nhằm khai thác thế mạnh giao thông thủy tạo điều kiện để phát triển vùng đất dọc hai bờ sông thành các khu công nghiệp nhỏ và dịch vụ theo chiến lƣợc Biển đến 2025.
Xây dựng các công trình cấp nƣớc, thoát nƣớc, các tuyến đƣờng điện, hệ thống thông tin, liên lạc, các công trình dịch vụ công cộng. Tiếp tục cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi.
Đẩy mạnh xây dựng Thị trấn Tuần, thị trấn Sơn Hải; các khu công nghiệp vừa và nhỏ ở phía Tây, các khu du lịch ở Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Bảng.
Xây dựng và cải tạo các công trình phúc lợi công cộng ở các xã, thôn, khối, bản.
KẾT LUẬN
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội có vai trò rất quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý nhà nƣớc về kinh tế. Việc tổ chức thực hiện các nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nội dung kinh tế có vai trò quyết định trong việc biến quy hoạch đó thành hiện thực.
Qua việc tổ chức thực hiện những nội dung kinh tế trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quỳnh Lƣu thời gian qua cho thấy các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, cơ quan cùng toàn thể nhân dân huyện nhà đã lãnh đạo, chỉ đạo, tham gia thực hiện khá tốt nhiều nội dung. Nhờ đó, kinh tế tăng trƣởng khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, hệ thống cơ sở kết cấu hạ tầng đƣợc tăng cƣờng, ổn định chính trị - xã hội đƣợc giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện.
Tuy vậy, do việc nghiên cứu, đánh giá các tiềm năng, lợi thế của huyện trong những giai đoạn trƣớc, chƣa đƣợc quan tâm và chƣa phản ánh vào quy hoạch đúng mức; việc triển khai tổ chức thực hiện một số nội dung kinh tế trong quy hoạch chƣa tốt, hiệu quả chƣa cao. Chính vì vậy, nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện.
Để khắc phục những hạn chế, huyện phải tổ chức thực thi đồng bộ các giải pháp nhằm tổ chức thực hiện tốt nội dung kinh tế trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đồng thời, huyện phải luôn gắn liền việc thực hiện các giải pháp đó với các giải pháp phát triển văn hóa - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Do đó, cần phải có quan điểm tiếp cận và cách thức giải quyết hệ thống, đồng bộ và có sự phối kết hợp tốt giữa các cấp, các ngành, giữa các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp thuộc các thành phần trong
cơ cấu nền kinh tế trên địa bàn huyện. Cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các ngành từ Trung ƣơng đến tỉnh, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các phòng, ban ngành, đoàn thể cấp huyện và cấp xã, các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, xã hội và toàn thể nhân dân trong huyện phải đồng tâm, hiệp lực, tận dụng tốt các cơ hội đã có và sẽ có, vƣợt qua các thách thức, phấn đấu đƣa huyện Quỳnh Lƣu trở thành một trong những huyện tốp đầu của tỉnh Nghệ An.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhƣng do thời gian và điều kiện tiếp cận vấn đề còn hạn chế, yêu cầu của luận văn lại đòi hỏi phải có nhiều nguồn thông tin, dữ liệu, trong khi trên địa bàn huyện còn đang triển khai nhiều dự án quy hoạch chi tiết. Vì thế, luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong nhận đƣợc sự cảm thông và những ý kiến đóng góp của các thầy, các cô trong Hội đồng và các nhà khoa học, các nhà quản lý cùng đồng nghiệp, bạn bè nhằm làm cho luận văn có ý nghĩa thực tiễn cao hơn.