Nội dung kinh tế và định hướng cơ bản thực hiện nội dung kinh tế trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Quỳnh Lưu đến

Một phần của tài liệu Thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2025 (Trang 87 - 101)

II Diện tích cây lâu năm 1.452 1.423 1.496 1

4.1.2. Nội dung kinh tế và định hướng cơ bản thực hiện nội dung kinh tế trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Quỳnh Lưu đến

trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quỳnh Lưu đến năm 2020

4.1.2.1. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Mục tiêu của phát triển công nghiệp huyện Quỳnh Lƣu là tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp vật liệu xây dựng tiếp tục là ngành chủ lực nhƣng có tỷ trọng giảm dần. Hình thành và phát triển những ngành công nghiệp gắn với lợi thế về tài nguyên, lao động, nguồn nguyên liệu của huyện cũng nhƣ các địa phƣơng lân cận, các ngành gắn với khai thác biển. Coi đây là mũi đột phá để vừa tạo đƣợc sự tăng trƣởng kinh tế nhanh gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đồng thời tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc.

Tốc độ tăng trƣởng công nghiệp- xây dựng bình quân giai đoạn 2015- 2020 đạt 16 - 16,5%/năm và giai đoạn 2020 -2025 đạt 15- 16%/năm. Công nghiệp chiếm khoảng 43- 45% vào năm 2020, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, đạt 85- 90% vào năm 2020.

Trong giai đoạn 2015 - 2020: Tập trung nguồn lực để phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng: khai thác đá và một số khoáng sản, sản xuất bột đá trắng siêu mịn, gạch không nung tại khu công nghiệp Đông Hồi, vùng

Hoàng Mai, xã Q. Văn, Q. Tân... chế biến nông sản, thức ăn chăn nuôi tại các Q. Minh, Q. Lƣơng..., chế biến nƣớc mắm ở An Hòa, Q. Long, Q. Thuận.

Cùng với các địa phƣơng lân cận hình thành các cụm khu công nghiệp dệt may, vật liệu xây dựng.... Quan tâm phát triển các sản phẩm cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề nhƣ: mây tre đan mỹ nghệ, thêu ren, mộc dân dụng, chế biến thủy sản, ... nhằm tạo bƣớc chuyển biến cơ bản trong cơ cấu kinh tế của huyện, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo.

Quy hoạch và đầu tƣ hệ thống kết cấu hạ tầng tại các khu công nghiệp nhỏ ở Quỳnh Châu, Tân Thắng; các cụm khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị tại thị trấn Cầu Giát, Tuần, Quỳnh Nghĩa, Tiến Thủy.

Trong giai đoạn 2020 - 2025: tập trung huy động nguồn lực cho phát triển các ngành công nghiệp có hàm lƣợng công nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu, các sản phẩm công nghiệp điện tử. Hình thành và phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, dịch vụ hậu cần cảng biển tại Quỳnh Nghĩa, Tiến Thủy, Quỳnh Long; công nghiệp dệt may, bảo quản và chế biến nông sản tại Sơn Hải, Quỳnh Lƣơng...

Tiếp tục đầu tƣ hạ tầng cụm công nghiệp tại Quỳnh Châu, Tân Thắng; thực hiện theo quy hoạch Khu kinh tế Nam Thanh - Bắc Nghệ và các công trình trọng điểm khác.

Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển công nghiệp, thu hút mạnh mẽ nguồn lực trong và ngoài nƣớc vào phát triển công nghiệp để tăng cƣờng nguồn vốn, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý.

Khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn, quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hƣớng tập trung để tạo ra sản phẩm hàng hóa, từng bƣớc chuyển dịch lao động nông thôn sang

Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng:

Trong giai đoạn trƣớc mắt, ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tập trung cho vật liệu xây và lợp phục vụ nhu cầu cơ bản trên địa bàn. Về lâu dài, khuyến khích các sản phẩm mới sử dụng công nghệ tiên tiến để phát triển các sản phẩm có tiềm năng là xi măng, đá ốp lát các loại...

Với dự báo nhu cầu lớn về xi măng trong thời gian tới và trên cơ sở tiềm năng của huyện, xi măng đƣợc xác định là loại vật liệu xây dựng chủ lực cần tập trung phát triển. Xây dựng nhà máy xi măng Tân Thắng công suất 2 triệu tấn/năm và xây dựng dây chuyền 2 của Nhà máy xi măng Hoàng Mai trên địa bàn xã Tân Thắng và Quỳnh Vinh.

Sản xuất gạch không nung tại KCN Đông Hồi công suất 20 triệu viên/năm với tổng vốn đầu tƣ 3 triệu USD. Xúc tiến thành lập các HTX hoặc các Công ty sản xuất gạch tại các xã có nhiều tiềm năng phát triển nhƣ: Quỳnh Văn...; ngoài ra xây dựng một số dây chuyền sản xuất gạch có công suất 1-2 triệu viên/năm tại các xã miền núi để phục vụ nhu cầu xây dựng tại chỗ.

Chế biến nông, lâm, thủy, hải sản, thực phẩm:

Tập trung đầu tƣ chiều sâu, đổi mới công nghệ và mở rộng quy mô chế biến thủy hải sản xuất khẩu tại Nhà máy chế biến 38B (tại thị trấn Cầu Giát) nhằm nâng cao năng lực chế biến, đa dạng hóa các mặt hàng, nâng cao chất lƣợng sản phẩm để mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. Xây dựng các cụm chế biến ở vùng Bãi Ngang và bãi Dọc để phát huy hơn nữa hiệu quả sản xuất ngành thủy sản và đa dạng hóa sản phẩm chế biến. Coi trọng xây dựng và phát triển vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn với chế biến xuất khẩu nhất là tôm, cá rôphi đơn tính để khuyến khích thu hút cá nhân, tổ chức tham gia đầu tƣ vào phát triển chế biến khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, không tập trung trong thời gian qua.

Có chính sách phù hợp giúp các hộ kinh doanh cá thể tập hợp, liên kết với nhau thành các làng nghề, hiệp hội các nhà chế biến nhằm hợp tác phát triển sản xuất. Tăng cƣờng ứng dụng KHCN tiên tiến vào lĩnh vực chế biến, áp dụng quy trình quản lý hiện đại nhằm nâng cao chất lƣợng và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Phấn đấu đến 2020, sản phẩm chế biến xuất khẩu đạt 8-10 triệu USD.

Trƣớc mắt ổn định và phát huy năng lực sản xuất của Nhà máy chế biến nƣớc hoa quả tại xã Quỳnh Châu công suất 10.000 tấn/năm lên 20.000 tấn/năm; đảm bảo phát triển nâng cao giá trị sản phẩm. Xây dựng nhà máy sản xuất nƣớc tinh khiết 01 triệu lít/năm vào 2015.

Sản xuất hàng tiêu dùng:

Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhƣ dệt may, da dày, thiết bị điện...phục vụ nhu cầu của địa phƣơng và tiến tới đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Nghệ An thành điểm trung tâm công nghiệp dệt may của khu vực Bắc Trung Bộ.

Phát triển các Khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - làng nghề

Sau khi đã thành lập thị xã Hoàng Mai, huyện tập trung xây dựng cụm công nghiệp tại các xã Ngọc Sơn, Quỳnh Châu, Tân Thắng (trƣớc đây tỉnh đã ra Quyết định thành lập khu công nghiệp nhỏ tại Quỳnh Giang 27,8 ha và tại Quỳnh Hồng 35 ha nhƣng hiện nay đã loại bỏ vì không phù hợp). Giai đoạn 2020 - 2025 quy hoạch đầu tƣ xây dựng cụm công nghiệp tại Quỳnh Nghĩa.

Tập trung xây dựng các làng nghề TTCN trên địa bàn, mục tiêu đến 2020 có khoảng 80 - 100 làng có nghề, trong đó làng nghề đƣợc UBND tỉnh công nhận khoảng 35- 40 làng. Tuy vậy đặc biệt quan tâm đến môi trƣờng khi phát triển làng nghề và tính bền vững của các làng nghề.

4.1.2.2. Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ

Tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm của các ngành dịch vụ giai đoạn 2015 - 2020 đạt 17,3%, giai đoạn 2020 - 2025 đạt 16%. Đến năm 2020, tỷ trọng các ngành dịch vụ chiếm khoảng 34 - 36% trong tổng số giá trị tăng thêm và chiếm trên 40% vào năm 2025.

Tập trung phát triển, đa dạng hóa các loại dịch vụ trên các lĩnh vực, lấy phát triển dịch vụ du lịch biển, du lịch văn hóa làm mũi nhọn trong phát triển các ngành dịch vụ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân, tăng thu ngân sách nhà nƣớc.

Nâng cao hơn nữa vai trò quản lý Nhà nƣớc về thƣơng mại, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội, góp phần tăng trƣởng kinh tế.

- Định hướng phát triển các ngành dịch vụ chính: Trên cơ sở quy hoạch du lịch ven biển và du lịch sinh thái đã đƣợc duyệt, huyện cần phối hợp tốt với các ngành cấp tỉnh để kêu gọi đầu tƣ vào khu du lịch biển Quỳnh.

Phát triển các loại hình dịch vụ, các lĩnh vực thu hút nhiều lao động: dịch vụ lao động ở trong nƣớc và xuất khẩu về thƣơng mại, nhà hàng, giải trí... Phát triển và nâng cao các loại hình dịch vụ chất lƣợng cao nhƣ: y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, ngân hàng, bƣu chính, viễn thông, bảo hiểm, tƣ vấn, kho bãi, hậu cần bến cảng, hậu cần nghề cá...

Bằng nhiều hình thức huy động vốn để xây dựng một số trung tâm thƣơng mại ở thị trấn Cầu Giát, thị tứ Tuần, Sơn Hải, Quỳnh Nghĩa... tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Quy hoạch mạng lƣới kinh doanh thƣơng mại, huy động các nguồn lực để đầu tƣ mở rộng mạng lƣới chợ nông thôn, kết hợp với hình thành các trung tâm thƣơng mại, đáp ứng nhu cầu trao đổi, giao lƣu hàng hóa. Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhanh các loại hình dịch vụ, đồng thời giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất.

+ Thương mại: Phát triển các loại hình doanh nghiệp hoạt động thƣơng mại gắn với sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Phát huy hiệu quả của Trung tâm thƣơng mại Plaza Quỳnh Lƣu và khu vực thị trấn. Xây dựng một số siêu thị quy mô khoảng 500 - 1000m2 (kết hợp với văn phòng đại diện, giao dịch tài chính, ngân hàng bảo hiểm và xúc tiến thƣơng mại đầu tƣ và siêu thị quy mô nhỏ hơn, các chợ đầu mối tại các khu đô thị, khu tập trung đông dân cƣ. Xây dựng hệ thống chợ tại các đầu mối giao thông và cụm dân cƣ nông thôn để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của nhân dân. Đến 2020 kiên cố hóa 100% chợ hiện có.

Quy hoạch lại hệ thống cửa hàng xăng dầu đáp ứng nhu cầu cho phƣơng tiện vận tải, đánh bắt hải sản.

+ Du lịch: Phát huy tối đa các ƣu thế và nguồn nội lực kết hợp với hợp tác đối ngoại để phát triển du lịch sinh thái (biển) - văn hóa lịch sử theo hƣớng khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch vừa bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng sinh thái biển và môi trƣờng văn hóa xã hội cho phát triển bền vững. Hình thành một trung tâm du lịch ven biển tầm cỡ khu vực ở khu vực biển Quỳnh trên cơ sở phát triển đa dạng các tuyến du lịch- thể thao- giải trí cả trên bờ, trên biển; hình thành tua du lịch đền thờ vua Hồ (tại xã Ngọc Sơn) - làng văn hóa Quỳnh Đôi - di chỉ văn hóa Quỳnh Văn - du lịch biển.

Về lâu dài đầu tƣ đồng bộ phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng và hạ tầng phục vụ du lịch nhƣ giao thông, điện nƣớc, thông tin liên lạc, thể thao, tài chính và các dịch vụ khác nhằm tạo sức hấp dẫn đối với du khách. Tăng cƣờng liên doanh liên kết thu hút vốn đầu tƣ để nâng cấp xây dựng nhà hàng, khách sạn thu hút ngƣời làm việc tại các KCN Hoàng Mai, Đông Hồi (của thị xã Hoàng Mai) và Khu kinh tế Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia - tỉnh Thanh Hóa). Đầu tƣ để tôn tạo nâng cấp và quy hoạch lại các điểm di tích lịch sử, di tích

+ Vận tải: Phát triển vận tải đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện và của vùng, nâng cao năng lực và chất lƣợng vận tải đƣờng bộ, phát triển vận tải đƣờng thủy.

Phát triển dịch vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển đến năm 2025 theo hƣớng: Phát triển và đầu tƣ xây dựng các công trình cảnh báo, phòng tránh thiên tai, cứu nạn cứu hộ, các khu neo đậu thuyền tránh trú bão tại Lạch Quèn, Lạch Thơi. Đảm bảo phát triển nguồn nhân lực, tổ chức thông tin liên lạc phục vụ an toàn trên biển; phát triển hệ thống thông tin làm nhiệm vụ cảnh báo và phục vụ các hoạt động kinh tế trên biển. Tận dụng mọi nguồn lực và kết hợp tốt tìm kiếm cứu nạn với hoạn động kinh tế và tăng cƣờng quốc phòng an ninh; xây dựng lực lƣợng ứng phó tại chỗ tại địa bàn huyện.

+ Phát triển hệ thống dịch vụ tài chính - ngân hàng:

Tạo thuận lợi để các ngân hàng thành lập các chi nhánh, cùng với các chi nhánh hiện tại ( Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng Công thƣơng, ngân hàng Đầu tƣ phát triển, ngân hàng phát triển Đồng bằng sông Cửu Long.... ) để mở rộng và phát triển các dịch vụ tiện ích về tài chính ngân hàng, phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đa dạng hóa các dịch vụ: nhận gửi, cho vay, cho thuê tài chính, thanh toán và chuyển tiền, thế chấp và cam kết, giao dịch qua tài khoản, môi giới cho vay, quản lý tài sản ... Giai đoạn đến năm 2025, ngoài việc tiếp tục phát triển theo định hƣớng nêu trên với chất lƣợng cao hơn, cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng nƣớc ngoài thành lập các chi nhánh ở trung tâm tài chính - ngân hàng của huyện.

+ Các ngành dịch vụ khác: Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ với tốc độ nhanh, bền vững nhƣ bƣu chính, viễn thông, tín dụng, dạy nghề, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm...

Phát triển có chọn lọc các ngành dịch vụ khác nhƣ: tƣ vấn (nhất là tƣ vấn pháp lý, tƣ vấn đầu tƣ), dịch vụ khoa học công nghệ, kinh doanh tài sản đầu tƣ thị trƣờng, các dịch vụ có hàm lƣợng chất xám cao, nghiên cứu ứng dụng công nghệ, y tế, giáo dục, thể thao, vui chơi giải trí...

4.1.2.3. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn

- Mục tiêu: Phát triển nông nghiệp để đảm bảo an ninh lƣơng thực trên địa bàn, cung cấp các nông sản, dịch vụ cho các đô thị, các khu công nghiệp, các khu dân cƣ.

Phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng tăng hàm lƣợng công nghệ trong giá trị sản phẩm, từng bƣớc gắn sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Nâng giá trị trên đơn vị diện tích giai đoạn 2020 đạt trên 80 triệu đồng/ ha, giai đoạn 2020 - 2025 đạt trên 100 triệu đồng/ ha canh tác.

Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trƣởng nông- lâm- thủy sản bình quân giai đoạn 2015 - 2020 đạt 4%/năm, giai đoạn 2020 - 2025 đạt 3,6%. Phấn đấu đến 2015 đạt 20 - 25% số xã đạt tiêu chí Nông thôn mới, đến năm 2020 đạt 65 - 70% số xã, đến 2025 hoàn thành xây dựng Nông thôn mới theo các tiêu chí hiện nay.

- Định hướng chủ yếu phát triển các ngành sản xuất chính: Quy hoạch vùng sản xuất để phát huy lợi thế từng địa bàn, tiếp tục rà soát, nâng cấp các công trình thủy lợi, đầu tƣ phát triển các cơ sở kết cấu hạ tầng thiết yếu, thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, làm tốt công tác cung ứng vật tƣ, bảo vệ thực vật, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.

Phấn đấu đạt các chỉ tiêu chủ yếu: thâm canh 7.000 ha đất 2 vụ lúa/năm, ngô 950 ha, lạc 1150 ha và trên 1000 ha rau màu. Duy trì, phát triển một số loại cây có giá trị kinh tế cao nhƣ: các loại rau màu, hoa, cây cảnh, ...

Một phần của tài liệu Thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2025 (Trang 87 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)