Triệu chứng lâm sàng:

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn Bệnh Lý Học Thú Y 2 (Trang 44)

- Tỷ lệ tử vong cao 50 – 90%.

b. Triệu chứng lâm sàng:

+ Lợn con mới đẻ:

• Thường ở thể cấp tính, thời gian ủ bệnh ngắn.

• Lợn con dưới 10 ngày tuổi nôn mửa, tiêu chảy nhiều mạnh, phân thối khắm, mất nước nhanh, giảm trọng lượng.

• Lợn con đang bú, phân chứa sữa chưa tiêu hoá.

• Hầu hết lợn mắc bệnh dưới 2 tuần tuổi chết trong vòng 2 - 5 ngày. • Tỷ lệ lây truyền và chết gần như 100%.

• Tỷ lệ chết giảm khi lứa tuổi tăng, • Lợn sống sót gầy yếu, chậm lớn.

+ Lợn cai sữa, vỗ béo và lợn trưởng thành:Kém ăn, thỉnh thoảng nôn mửa và ỉa chảy là triệu chứng rõ rệt nhất quan sát thấy ở lợn đã trưởng thành có triệu chứng lâm sàng điển hình. • Lợn náicó thể sốt và thỉnh thoảng sẩy thai.

- Hầu hết lợn mắc bệnh khỏi trong vòng 7 - 10 ngày - Tỷ lệ lây lan là 100% nhưng tỷ lệ chết thấp

- Lợn bị bệnh không tăng hoặc giảm trọng lượng. Thể dịch địa phương:

- Triệu chứng lâm sàng ít nghiêm trọng hơn

- Tỷ lệ chết thấp hơn nhiều so với thể lưu hành - Lợn mắc bệnh tỷ lệ sinh trưởng kém.

- Khả năng tạo sữa của lợn nái mắc bệnh giảm, làm tăng tổn thất của lợn con theo mẹ. - Nái nuôi con có thể dừng tiết sữa.

- Sau khi khỏi bệnh lợn nái có miễn dịch nên những lứa đẻ sau bệnh nhẹ dần.

c. Bệnh tích

- Bệnh tích đại thể khó quan sát thấy. - Xác gia súc non mất nước,

- Dạ dày bị căng phồng bởi các cục sữa vón,

- Thành ruột non rất mỏng, sưng to với bọt khí màu vàng và các cục sữa do không tiêu hoá được.

- Màng nhày của dạ dày, ruột non thường xung huyết đỏ và có các nốt xuất huyết lấm tấm (đinh ghim).

Thành ruột mỏng và gần như trong suốt.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn Bệnh Lý Học Thú Y 2 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)