Thể cấp tính (thể bại huyết):

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn Bệnh Lý Học Thú Y 2 (Trang 29)

- Thể này có những bệnh tích của bệnh bại huyết, đồng thời trên da nổi lên những vùng dát màu đỏ, lúc đầu ở những vùng da mỏng như cổ, gối tai, má, bụng, bẹn, nách,... kích thước và hình dạng không đồng đều, ranh giới không rõ ràng, lấy tay ấn thì mất màu (xung huyết).

- Nổi đỏ có thể đứng riêng rẽ hoặc tập trung thành mảng lớn, màu đỏ có thể xẫm dần, nếu bệnh tiến triển lâu, có khi hình thành các nốt phồng, trong chứa thanh dịch, khi vỡ có nước chảy ra, để lại lớp vảy đỏ sẫm.

- Vi thể: các huyết quản của tầng bì xuất huyết, tổ chức liên kết phù thanh dịch, nếu nặng có thể thấy hồng cầu. Lớp tế bào biểu mô thoái hóa không bào, rồi vỡ nát hình thành mụn nước (chú ý nốt chàm, dát đóng dấu) có thể khó nhìn ở lợn đen hoặc bị che lấp bởi hiện tượng tụ máu toàn thân, xảy ra khi con vật trụy tim, hoặc khi sắp chết.

- Tương mạc, niêm mạc xuất huyết điểm, các xoang chứa nước lẫn fibrin, lách sưng màu đỏ nâu, mềm (không nhũn), rìa lách dày, mặt cắt hơi lồi, màu nâu dễ cạo “lách giòn”.

- Hạch lympho toàn thân viêm cấp tính, xung huyết, hạch to, đỏ ửng hoặc đỏ xẫm, mặt cắt ướt, bệnh kéo dài có thể thấy điểm xuất huyết nhỏ.

- Vi thể: huyết quản xung huyết nặng, nang lympho dãn rộng chứa nhiều nước phù có lẫn bạch cầu và hồng cầu, tăng sinh tế bào lympho và tế bào võng mạc nội mô.

c. Thể á cấp tính (thể đóng dấu): thể bệnh này có thể xuất hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với thể

mạn tính, thể cấp tính, bệnh kéo dài khoảng 10 – 12 ngày, nếu không khỏi sẽ chuyển sang thể mạn tính.

- Trên da: nổi dấu hình vuông, quả trám ở vùng da dày như lưng, lúc đầu còn nhợt nhạt sau đỏ dần, tím sẫm (ấn tay vào mất màu) dấu nổi rõ, ở giữa nhạt hơn xung quanh, sau đó vỡ ra để lại lớp vẩy màu nâu, dễ nhiễm khuẩn kế phát. Một số trường hợp biến đổi ở da trở thành ác tính, bong dộp đi, tróc mảng, gây hoại thư da.

d. Thể mạn tính: bệnh kéo dài, VK tác động chủ yếu ở cục bộ các cơ quan rõ nhất là viêm

nội tâm mạc, viêm van tim, thể chai hoặc thể loét sùi, hình thành huyết khối, gây hở hẹp van tim, gây các triệu chứng kế phát, tím tái, phù, khó thở, lợn bị phù hay nằm ở góc tối.

- Huyết khối vỡ gây lấp quản, nhồi huyết,...

- Viêm khớp xương, thường xảy ra cùng với viêm nội tâm mạc; viêm khớp thường gặp ở các khớp tứ chi, chân đùi, kheo, bàn chân, các khớp viêm thanh dịch tơ huyết, bao khớp

- VK xâm nhập vào máu khi sức đề kháng giảm xuống (do khí hậu, vận chuyển, tiêm phòng,...) VK sau khi vào máu tùy thuộc vào sự đấu tranh giữa cơ thể và VK mà biểu hiện các thể bệnh khác nhau.

- VK quần tụ kéo theo BC làm tắc các mạch quản nhỏ gây xung huyết và hình thành dấu.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn Bệnh Lý Học Thú Y 2 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)