Thể cấp tính:

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn Bệnh Lý Học Thú Y 2 (Trang 32)

- Hay gặp ở nước ta

- Con vật ốm thì ủ rũ, buồn bã, biếng ăn hoặc bỏ ăn, ẩn vào góc chuồng để nằm, cả đàn nằm chồng đống lại với nhau.

- Hai, ba ngày sau, lợn bị sốt nặng thân nhiệt lên đến 41 – 420C suốt trong 4 – 5 ngày liền.

- Khi thân nhiệt hạ xuống là con vật gầy yếu. Nếu thân nhiệt lại tăng cao thêm lần nữa là do biến chứng, do sự phát triển của một chứng bại huyết gây ra bởi Salmonella Cholerae Suis chủng Kunzendogf.

- Con vật thở mạnh, thở hồng hộc, khát nước nhiều, chê cám. Sau đó xuất hiện nhiều những triệu chứng ở da, mắt, bộ máy tiêu hóa, hô hấp, thần kinh.

- Ở chỗ da mỏng, nhất là bên trong đùi, đầu 4 chân, mõm, tai xuất hiện những chấm vết, nốt đỏ bằng đầu đinh ghim, hạt đậu những đám xuất huyết, có khi tập hợp lại thành những mảng đỏ lớn. - Những nốt đỏ này dần dần bầm tím lại, cũng có thể thối loét ra rồi bong vẩy. - Mắt có nhử, có khi nhiều làm con vật không nhìn được. Do bị viêm kết mạc, viêm giác mạc có nước nhờn chảy ra.

- Virus tác động đến bộ máy tiêu hóa gây nôn mửa.

- Con vật lúc đầu đi táo, phân rắn ở giai đoạn sốt cao. Sau cùng ỉa chảy nặng mấy ngày liền ở giai đoạn cuối, có khi ra cả máu tươi, phân lỏng khắm mùi hôi thối đặc biệt. Con vật không ăn.

- Niêm mạc miệng mặt trong môi, chân răng, gốc lưỡi có mụn loét phủ bựa vàng trắng, vàng xám.

- Bộ máy hô hấp bị tác động làm cho con vật bị viêm niêm mạc mũi, chảy nước mũi đặc, ho, thở khó, nhịp thở rối loạn, ngồi như chó ngồi (cho dễ thở) thở khò khè và ngáp.

- Virus tác động vào bộ máy thần kinh gây viêm não, xuất huyết dưới màng não.

- Những triệu chứng thần kinh xuất hiện chậm, con vật có những cơn co giật thân thể nhất là khi sờ mó đến, bại liệt chân, nhất là hai chân sau, hoặc bại liệt phần sau cơ thể, làm cho con vật đi chệch choạng đầu vẹo, lê lết 2 chân sau hoặc liệt toàn thân.

- Những lợn nái chửa sắp đẻ thường bị xảy thai, những lợn nái chửa thời kỳ đầu, phối giống bị lốc hoặc không đậu thai.

- Trong máu, BC giảm rõ rệt ngay sau khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên, số lượng xuống dưới 5000, có khi dưới 1000 trong 1mm3 máu (bình thường 14000 – 40000).

- Trái lại, chỉ ngay trước khi chết, BC non xuất hiện và lâm ba cầu mới giảm.

- Hiện tượng dị ứng thường xuất hiện sau 2 – 3 tuần sau khi bắt đầu có triệu chứng, làm thay đổi bộ mặt bệnh lý.

- Da có màu đỏ thẫm đều trên một diện tích rộng, niêm mạc bên ngoài màu vàng, con vật thở khó và ho, ỉa chảy nặng thân nhiệt có thể cao, hoặc bình thường hay thấp hẳn.

- Con vật ốm, mệt lả, không ăn, đi ỉa chảy, gầy tọp suy yếu, nằm dài, thân nhiệt hạ thấp, giãy dụa một lúc rồi chết. Bệnh tiến triển độ khoảng 8 – 15 ngày.

- Lợn con thường chết nhanh hơn lợn trưởng thành. Tỷ lệ lợn con chết rất cao, từ 80 – 95%.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn Bệnh Lý Học Thú Y 2 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)