Thòi gian sinh trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy, số dảnh cấy ,khóm và mức phân bón N2 đến một số đặc tính nông sinh học của giống lúa nếp phu thê trong vụ Xuân năm 2013 (Trang 54)

TGST của cây lúa được tính tù’ khi hạt nảy mầm đến khi 85% quần thế chín, thời gian sinh trưởng của giống lúa dài hay ngắn phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh.

Trong đời sống cây lúa trải qua 2 giai đoạn sinh trưởng là giai đoạn sinh dưỡng và giai đoạn sinh thực.

Chênh lệch về thời gian sinh trưởng giữa các giống lúa khác nhau chủ yếu là do sự khác nhau trong giai đoạn sinh dưỡng. Qua nghiên cứu ảnh hưởng mật độ cấy, số dảnh cấy/khóm và mức phân bón N2 đến thời gian sinh trưởng của giống lúa nếp Phu Thê, thu được kết quả sau:

Bảng 3.13: Ảnh hưởng của mật độ cấy, số dảnh cấy/khóm và mức phân bón

Mật độ Tuôi mạ Thời gian đẻ nhánh Thời gian trỗ Thời gian chín Tông TGST 35/1 20 31 36 29 116 35/2 20 30 39 28 117 40/1 20 29 38 28 115 40/2 20 31 37 26 114 45/1 20 31 40 27 118 45/2 20 30 39 28 117 50/1 20 31 38 28 117 50/2 20 28 36 27 113

Qua bảng trên cho thấy:

Tổng thời gian sinh trưởng của giống lúa nếp Phu Thê ở các công thức khác nhau là không nhiều (từ 113 - 118). Ở mật độ 45/1 có tổng TGST cao nhất là 118 ngày, còn thấp nhất ở mật độ 50/2 là 113 ngày.

- Tuổi mạ ở các mật độ là giống nhau (20 ngày). Thời gian đẻ nhánh ở các mật độ chênh lệch không nhiều dao động tù' 29 — 31 ngày.

- Thời gian trỗ ở các mật độ dao động trong khoảng từ 36 - 40 ngày. Từ bảng ta có thể nhận thấy thời gian đẻ nhánh đến trỗ ở 1 dảnh cấy/khóm là lớn hơn so với 2 dảnh cấy/khóm.

- Thời gian chín cũng dao động trong khoảng 26 - 29 ngày. Điều đó cho thấy ở các công thức khác nhau thời gian chín chênh lệch không nhiều.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết ỉuận

1.1. Các tính trạng nông sinh học

nhóm sau:

- Nhóm 1: Nhóm tính trạng ổn định (CV% < 10%). + Chiều cao cây: từ 111,40 (45/1) đến 113,33 (45/2). + Chiều rộng lá công năng: từ 1,48 (40/2) đến 1,54 (35/1).

+ Các tính trạng: độ cứng cây, sắc tố antoxian, màu sắc râu, màu sắc vỏ trấu, màu sắc vỏ cám và hình dạng thìa lìa - Nhóm 2: Nhóm tính trạng có mức ổn định trung bình (10 < cv% < 20%) + Chiều dài lá đòng: từ 39,13 (35/1) đến 40,40 (50/1). + Chiều rộng lá đòng: từ 1,47 (35/1) đến 1,57 (45/1). + Khả năng đẻ nhánh: từ 6,93 (35/1) đến 7,53 (40/1). + Chiều dài bông lúa: từ 20,69 (50/1) đến 23,14 (40/1). + Số lá trên cây: từ 15,57 (50/2) đến 16,07 (45/1).

+ Chiều dài lá công năng: tù’ 40,02 (35/1) đến 41,80 (45/1). 1.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ 40 khóm/m2 và mật độ 45 khóm/m2 cho các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cao hơn so với các mật độ khác. Trong đó công thức 45/1 cho NSLT cao nhất (10,07 tấn/ha).

Sau khi tổng hợp tất cả các kết quả nghiên cứu về các tính trạng nông sinh học, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, tôi thấy công thức 40/1 và 45/1 trên nền phân bón N2 có triển vọng cho năng suất giống lúa nếp Phu Thê cao nhất.

2. Kiến nghị

2.1. Tiếp tục nghiên cứu ở các loại phân bón và các mức phân bón khác nhau.

Thí nghiệm cần tiến hành thêm các chỉ tiêu về một số đặc điểm nông sinh học như: trạng thái thoát cổ bông, độ tàn lá, chiều dài trục chính...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy, số dảnh cấy ,khóm và mức phân bón N2 đến một số đặc tính nông sinh học của giống lúa nếp phu thê trong vụ Xuân năm 2013 (Trang 54)