Bông lúa là kết quả mọi hoạt động trong đời sống cây lúa, là bộ phận tạo ra hạt lúa và tạo ra chu trình mới trong quá trình tồn tại và phát triển của cây lúa.
Chiều dài bông được tính từ khi có chẽ tới ngọn bông, không kể râu. Chiều dài bông liên quan đến sức chứa hạt của bông, là yếu tố cấu thành năng suất.
Đa số những cây lúa có bông dài sẽ cho nhiều hạt hon so với bông ngắn. Tuy nhiên, mối tương quan giữa chiều dài bông và năng suất không chặt chẽ, cụ thể: nếu bông quá dài nhưng hạt lại ít hoặc lép nhiều thì đều làm giảm năng suất lúa.
Do vậy xu hướng của các nhà chọn giống hiện đại thường chọn những giống lúa có chiều dài bông trung bình và hạt xếp xít.
Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã khẳng định: chiều dài bông lúa do nhiều locus cùng xác định nhưng theo kiểu tương quan trội lặn.
Bảng 3.4: Ánh hưởng của mật độ cấy, số dảnh cấy/khóm và mức phân bón N2 đến chiều dài bông lúa
STT Công thức Chiêu dài bông lúa
^±m cv% 1 35/1 23,07±0,41 9,74% 2 35/2 22,50+0,29 7,15% 3 40/1 23,14+0,21 7,88% 4 40/2 20,88±0,43 11,41% 5 45/1 21,80+0,43 10,80% 6 45/2 22,45±0,35 8,62% 7 50/1 20,69+0,44 11,81% 8 50/2 22,90+0,41 10,02%
Qua bảng 3.4 và hình 3.4 cho thấy: chiểu dài bông lúa đạt từ 20,69 - 23,14 cm. Trong đó: chiều dài bông ở công thức 40/1 là cao nhất (23,14±0,21) và ở công thức 50/1 có chiều dài bông nhỏ nhất (20,69 ± 0,44). Có thể sắp xếp chiều dài bông của 8 công thức theo thứ tự:
50/1 < 40/2 < 45/1 < 45/2 < 35/2 < 50/2 < 35/1 < 40/1 về hệ số biến dị: nhìn chung các mẫu đều có hệ số biến dị ở mức thấp 7,15% (35/2) đến trung bình 11,81 % (50/1). Trong đó có 4 công thức có mức biến dị trung bình là công thức 40/2, 45/1, 50/1 và 50/2. Điều này chứng tỏ: tính trạng chiều dài bông có mức ổn định trung bình.
Như vậy, ảnh hưởng của mật độ cấy, số dảnh cấy/khóm và mức phân bón N2 đến tính trạng chiều dài bông lúa là không đáng kể.