Chiều dài và chiều rộng lá đòng (bảng 3.2, biếu đồ 3.2)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy, số dảnh cấy ,khóm và mức phân bón N2 đến một số đặc tính nông sinh học của giống lúa nếp phu thê trong vụ Xuân năm 2013 (Trang 30)

Lá là trung tâm hoạt động của cây lúa. Lá đòng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển, quyết định tới năng suất cây trồng sau này. Bởi lẽ, tại đây diễn ra các hoạt động quang hợp, hô hấp, tích lũy chất hữu cơ.

Với cây lúa, lá đòng là loại lá được các nhà chọn giống hết sức quan tâm và là một trong những chỉ tiêu đánh giá hình thái của cây lúa. Ở từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì các lá có hoạt động sinh lý khác nhau, có những đóng góp khác nhau vào quá trình sinh trưởng của cây lúa.

Theo Tanaka (1961): Các lá sát lá đòng (lá công năng) và lá đòng là trung tâm hoạt động sinh lý khi cây lúa ở giai đoạn sinh trưởng và phát triến bông hạt. Nó chuyển các chất đồng hóa (chất hữu cơ) tạo ra trong quá trình quang hợp cho bông lúa. Còn các lá dưới chuyến các chất hữu cơ tổng hợp được xuống rễ.

Do vậy có thể nói: Lá đòng và lá công năng là yếu tố gián tiếp, song lại đóng vai trò vô cùng lớn tới năng suất cuối cùng.

Bảng 3.2: Anh hưởng của mật độ cấy, số dảnh cấy/khóm và mức phân bón N2 đến chiều dài và rộng lá đòng

3.1.2.1. Chiều dài lá đòng (bảng 3.2, biếu đồ 3.2)

Qua bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy: chiều dài lá đòng lúa đạt từ 39,13 - 40,40 cm. Trong đó: chiều dài lá đòng ở công thức 50/1 là cao nhất 40,40 cm. Ở công thức 35/1 có chiều dài lá đòng thấp nhất 39,13 cm.

Có thể sắp xếp chiều dài lá đòng theo thứ tự:

35/1 < 35/2 < 45/1 < 40/1 < 50/2 < 45/2 < 40/2 < 50/1 về hệ số biến dị:

STT Công thức Chiêu dài lá đòng Chiêu rộng lá đòng

x±m cv% X ±m cv% 1 35/1 39,13± 0,99 13,93 1,47±0,02 8,68% 2 35/2 39,44+ 0,99 13,83 1,50+0,03 12,32 % 3 40/1 39,94+ 1,11 15,25 1,49+0,02 8,10% 4 40/2 40,34+ 1,10 14,96 1,55+0,02 8,30% 5 45/1 39,92± 1,01 13,99 1,57±0,03 9,89% 6 45/2 40,20+ 1,26 17,18 1,51+0,02 8,82% 7 50/1 40,40+ 1,09 14,85 1,55+0,02 8,10% 8 50/2 40,00+ 1,18 15,28 1,50+0,03 10,84 %

Biểu đồ 3.2: Giá trị trung bình của chiều dài và rộng của lá đòng

các mẫu đều có hệ số biến dị ở mức trung bình (10 - 20%) từ 13,93% (35/1) đến 17,18% (45/2). Điều này chứng tỏ: tính trạng chiều dài lá đòng không ổn định.

3.1.2.2. Chiều rộng lá đòng (bảng 2, biểu đồ 3.2)

Qua bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy: chiều rộng lá đòng đạt từ 1,47 - 1,57 cm. Trong đó: chiều rộng lá đòng ở công thức 45/1 là cao nhất (1,57±0,03) và ở công thức 35/1 có chiều rộng lá đòng là nhỏ nhất (1,47+0,02).

Có thể sắp xếp chiều rộng lá đòng của 8 công thức theo thứ tự:

35/1 < 40/1 < 35/2 = 50/2 < 45/2 < 40/2 = 50/1 < 45/1 về hệ số biến dị: các mẫu đều có hệ số biến dị ở mức thấp từ 8,10% (35/1) đến trung bình 12,32% (35/2). Điều này chứng tỏ: tính trạng chiều rộng lá đòng tương đối on định, mức biến dị trung bình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy, số dảnh cấy ,khóm và mức phân bón N2 đến một số đặc tính nông sinh học của giống lúa nếp phu thê trong vụ Xuân năm 2013 (Trang 30)