- Thanh toán quốc tế:
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, Hệ thống thông tin tín dụng còn nhiều bất cập. Nguồn thông tin mà
ngân hàng cần để phân tích, đánh giá còn thiếu, không kịp thời và chất lượng chưa cao. Công nghệ thông tin chưa được khai thác một cách triệt để để cung cấp thông tin phục vụ quản lý điều hành. Vì vậy cán bộ tín dụng thường phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tự đi điều tra trong khi chi phí của ngân hàng cho hoạt động này là ít hoặc không có.
Thứ hai, Các hoạt động sản xuất của các HSX luôn chịu ảnh hưởng của thời tiết
như hạn hán, bão quét, rét đậm rét hại… dịch bệnh phát sinh nhiều làm mất mùa, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ sản xuất, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hồi nợ của ngân hàng.
Thứ ba, Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn rất bất cập, gây khó khăn
trong xử lý đầu ra của SXKD. Hiện nay trên địa bàn toàn huyện việc tạo lập một thị trường tiêu thu sản phẩm sản xuất ra có tổ chức thì chưa có, việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là do người dân tự làm, hoặc có một số doanh nghiệp có tổ chức mua bán sản
phẩm của bà con nông dân nhưng vẫn còn bấp bênh, không ổn định, công tác khuyến nông chưa mang lại hiệu quả cao, dẫn đến tính khả thi của một số dự án đầu tư thấp.
Thứ tư, Cơ chế chính sách đối với kinh tế HSX còn bất cập. Do chưa có cơ chế
chính sách trong việc bao tiêu sản phẩm và giá cả giúp bà con nông dân. Huyện có thế mạnh cho phát triển cây ăn quả như nhãn, vải, chăn nuôi đại gia súc, nuôi thủy sản cá nước ngọt song chủ yếu vẫn còn manh mún , chưa hình thành vùng chuyên canh lớn.
Các cấp uỷ chính quyền địa phương mới chỉ chú trọng đến việc đầu tư vốn phục vụ các chương trình phát triển kinh tế của địa phương mà chưa quan tâm đến chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng. Khi HSX sử dụng vốn vay không có khả năng trả nợ ngân hàng phải xử lý nợ vay để thu hồi vốn nhưng việc này lại không được các cấp ngành hữu quan đồng tình ủng hộ, làm ảnh hưởng tới công tác thu nợ của ngân hàng để đầu tư quay vòng vốn, từ đó làm hạn chế rất nhiều hộ có nhu cầu vay vốn.
Thứ năm, Môi trường pháp luật chưa đồng bộ, các cơ quan pháp luật chưa
cương quyết cùng với ngân hàng để phát mại tài sản khi khách hàng làm ăn thua lỗ do chủ quan gây ra không trả được nợ, các hồ sơ khi chuyển sang tòa thụ lý phải mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí.
Thứ sáu, HSX trên địa bàn huyện Phù Cừ chủ yếu là hộ nông dân trình độ dân
trí còn thấp và không đồng đều, nhất là kiến thức về khoa học kỹ thuật, kiến thức về quản lý sản xuất, kinh doanh cũng như công tác tiếp thị trong việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nông thôn. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, sản phẩm của HSX tạo ra còn chưa theo kịp với sự thay đổi của cơ chế thị trường nhất là về mặt chất lượng, chủng loại, giá cả… Đa số hộ sản xuất hạn chế về năng lực SXKD, trình độ và kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất thủ công lạc hậu, vốn tích luỹ nhỏ nên trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường việc sản xuất cũng như việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn.
Thứ bảy, Một số HSX sử dụng vốn sai mục đích. Khi xin vay vốn thì đưa ra một
dự án, phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao và hấp dẫn nhưng khi vay vốn rồi lại sử dụng số tiền đó vào mục đích khác có rủi ro và lợi nhuận cao hơn điều đó ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng do khách hàng không thu được vốn đầu tư vào dự án rủi ro cao.
Thứ tám, Một số hộ nông dân có tâm lý ỉ lại vào Nhà nước, không chủ động xây
do thời gian qua có rất nhiều nguồn vốn từ ngân sách quốc gia và nguồn ưu đãi khác tập trung đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn qua các định chế tài chính khác như Ngân hàng chính sách, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân…làm hạn chế đến việc đầu tư tín dụng của ngân hàng nông nghiệp. Nhiều khách hàng chây ì không trả nợ mặc dù có khả năng trả nợ. Sau khi phát tiền vay, việc trả nợ phụ thuộc vào khách hàng, Ngân hàng không còn gì trong tay để buộc khách hàng trả nợ đối với các khoản vay cá nhân dưới 50 triệu đồng không cần có TSBĐ. Số này có tư tưởng trông chờ vào Nhà nước xoá nợ hoặc không sợ Ngân hàng xiết nợ (vì khi vay không có tài sản đảm bảo). Tình hình trên làm cho nhiều cán bộ tín dụng e ngại khi cho vay và không dám mạnh dạn cho vay.