Đánh giá thực trạng chất lượng theo chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lượng cho vay hộ sản xuất tại NHTM (Trang 31)

- Thanh toán quốc tế:

2.2.2.1. Đánh giá thực trạng chất lượng theo chỉ tiêu định tính

Hoạt động cho vay HSX tại ngân hàng Agribank Phù Cừ luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh số cho vay và hiện tại, chi nhánh vẫn luôn xác định việc cho vay HSX là chiến lược quan trọng của mình. Hằng năm, doanh số cho vay luôn chiếm tỷ lệ từ 85% - 90%. Vì vậy, khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn vay luôn được đảm bảo ở mức cao, tỷ lệ này được thể hiện bằng bẳng số liệu sau:

Bảng 2.5: Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vay vốn của Agribank Phù Cừ

Đơn vị: số đơn

Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012

Số đơn xin vay vốn 6.250 6.379 5.418

Số đơn được giải quyết vay vốn

5.720 5.800 5.150

Tỷ lệ 91,5 91,0 95,0

(Nguồn: phòng tín dụng Agribank Phù cừ)

Bảng 2.5 cho thấy tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vay vốn tại Agribank Phù cừ đối với các HSX luôn đạt từ 90% trở lên. Đặc biệt là trong năm 2012 vừa qua, tỷ lệ này là 95%. Đây là một tỷ lệ tương đối cao, chứng tỏ hoạt động cho vay trong lĩnh vực sản xuất luôn được ngân hàng chú trọng và coi đó là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động cho vay của mình.

Hoạt động cho vay HSX này đã góp phần hình thành thị trường tài chính tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, chế biến, lưu thông hàng hóa của HSX trên địa bàn huyện Phù Cừ:

Thúc đẩy việc tích tụ tập trung các điều kiện sản xuất, trước hết là khuyến khích chuyển đổi lô, thửa giữa các hộ sản xuất, tạo điều kiện sản xuất tập trung, chuyên môn hoá và áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến. Hoạt động này giống như chiếc cầu nối giữa hộ thừa và thiếu vốn, từ đó thúc đẩy hạch toán, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đồng thời hỗ trợ kịp thời vốn cho các hộ sản xuất, lưu thông hàng hoá trên địa bàn huyện.

Cho vay HSX đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của huyện Phù Cừ. Ngân hàng cho các HSX vay vốn

trang bị máy móc công cụ, đổi mới giống cây trồng vật nuôi để mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, góp phần cải tạo cơ sở hạ tầng nông thôn, các cơ sơ chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tạo tiền đề cho kinh tế hộ phát triển. Từ đó,tạo điều kiện nâng cao trình độ dân trí, chuyển giao công nghệ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phù Cừ.

Cho vay HSX giúp các hộ sản xuất nâng cao trình độ sản xuất, tăng cường hạch toán kinh tế. Bởi vì, các hộ sản xuất khi vay tiền Ngân hàng, buộc phải tính toán thu, chi và tìm cách bán được sản phẩm của mình để có tiền trả nợ Ngân hàng đúng hạn. Điều đó thúc đẩy việc hạch toán kinh tế, khai thác cao nhất các điều kiện sản xuất, tìm và chọn ra phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả nhất, với chi phí thấp nhất. Cho vay HSX đã thúc đẩy các HSX chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường.

Không những vậy, cho vay HSX còn góp phần giảm tệ nạn cho vay nặng lãi, bán sản phẩm chưa đến thời điểm thu hoạch ở nông thôn. Nếu làm tốt công tác cho vay HSX thì nguồn vốn Ngân hàng sẽ kịp thời giúp các hộ sản xuất bổ sung các chi phí vượt ngoài khả năng tài chính của mình, có đủ thời gian để chọn thời điểm tiêu thụ sản phẩm có lợi hơn. Ngoài ra cho vay HSX sẽ góp phần tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập và đẩy lùi các tệ nạn xã hội ở nông thôn. Góp phần phát triển thị trường tài chính và AGRB vẫn là ngân hàng chủ lực trong hoạt động cho vay nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lượng cho vay hộ sản xuất tại NHTM (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w