Đánh giá chất lượng cho vay HSX theo chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lượng cho vay hộ sản xuất tại NHTM (Trang 33)

- Thanh toán quốc tế:

2.2.2.2.Đánh giá chất lượng cho vay HSX theo chỉ tiêu định lượng

Doanh số cho vay HSX

Bảng 2.6: Doanh số cho vay HSX giai đoạn 2010 -2012

Đ.vị: triệu đồng; %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Tổng DSCV HSX 339.438 100 392.673 100 527.413 100

1. Phân theo thời gian 339.438 100 392.673 100 527.413 100

-Ngắn hạn 222.193 65,4 257.158 65,5 345.290 65,6 -Trung & DH 117.245 34,6 145.515 34,5 182.123 34,4 2. Phân theo ngành 339.438 100 392.673 100 527.413 100 -Nông,thủy sản 241.752 71,2 264.255 67,3 296.290 56,2 -Tiểu thủ CN 26.920 7,9 30.000 7,6 50.980 9,7 -Thương mại, DV 57.350 16,9 84.125 21,4 165.090 31,3 -Khác 13.416 4,0 14.293 3,7 15.053 2,8

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm. Agribank Phù Cừ)

Bảng 2.6 cho thấy: Tổng doanh số cho vay HSX tăng dần theo từng năm, trong đó cho vay ngắn hạn luôn chiếm trên dưới 66% tổng doanh số cho vay, điều này thể hiện kinh tế huyện nhà đang ngày một độc lập và tự chủ, đi vào đầu tư theo chiều sâu và bền vững. DSCV hộ sản xuất nông nghiệp,thủy sản chiếm trên dưới 65%.trong đó cho vay nuôi trồng thủy sản ngày càng gia tăng, do Phù Cừ là vùng chiêm trũng, trong thời gian vừa qua, huyện nhà đã thực hiện chương trình dồn điền đổi thửa, người dân đào ao để thả cá gia tăng, khiến cho diện tích mặt ao hồ ngày càng nhiều và người dân đã biết đầu tư sản xuất với quy mô lớn và tiến hành nuôi trồng theo hướng công nghiệp vì vậy mà vốn đầu tư cho hoạt động thủy sản cũng vì đó mà gia tăng mạnh qua các năm . Điều này tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế huyện nhà đi lên, hoạt động SXKD ngày càng theo hướng hiện đại hóa và đầu tư có chiều sâu. Sự đầu tư này giúp cho người dân chủ động được trong hoạt động sản xuất của mình, không còn bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên vì vậy đảm bảo khả năng thu hồi vốn là lớn, điều đó cũng đồng nghĩa với việc đản bảo vốn tín dụng của ngân hàng có thể thu hồi được là cao, hạn chế được tình trạng rủi ro trong các hoat động cho vay của ngân hàng đối với lĩnh vực sản xuất hộ kinh tế.

Tỷ trọng cho vay HSX trong các ngành thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác ngày một tăng lên. Do trong giai đoạn vừa qua, trong

huyện đã đưa thêm 5 loại sản xuất tiểu thủ đầu tư cho nông nghiệp mới về huyện, tạo điều kiện việc làm cho người dân và tăng thêm thu nhập, đồng nghĩa với đó là cần thêm vốn đầu tư cho ngành nghề tiểu thủ CN. Đó là điều hợp quy luật phát triển của nền kinh tế nông nghiệp và càng phù hợp với tình hình diện tích canh tác của huyện ngày càng bị thu hẹp dần và phù hợp với sự phát triển đi lên của xã hội. Đó cũng là dấu hiệu đáng mừng cho nền kinh tế huyện nhà trong chiến lược CNH - HĐH. Sự đầu tư này là hoàn toàn phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của huyện nhà trong giai đoạn 2010 - 2012 và cả những giai đoạn về sau, tiến dần tới sự chủ động hoàn toàn trong đầu tư sản xuất, đảm bảo thu lợi nhuận là lớn nhất và cũng đồng nghĩa với vốn tín dụng ngân hàng trong cho vay dài hạn ngày càng có xu hướng gia tăng.

Về doanh số thu nợ HSX

Bảng 2.7: Doanh số thu nợ HSX tại AGRB Phù Cừ giai đoạn 2010 - 2012

Đ.vị: tr.đ,% Chỉ tiêu 2010 2011 2012 1.Doanh số thu nợ 288.133 334.320 497.413 -Ngắn hạn 188.450 219.000 326.315 -Trung, dài hạn 99.683 115.320 171.098 2.Tốc độ tăng 43,6 16,0 48,8 3.DSTN/ DSCV 84,9 85,1 94,3

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm. Agribank Phù Cừ)

Cùng với công tác cho vay thì công tác thu nợ cũng là một việc được Agribank Phù Cừ quan tâm và đặt ra một cách nghiêm túc vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát sinh nợ quá hạn. Mục tiêu hoạt động của ngân hàng là an toàn và sinh lợi do đó sau khi cho vay ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng để đảm bảo thu nợ quá hạn, và với ngân hàng thì kết quả thu nợ có ý nghĩa rất quan trọng, nó phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, đảm bảo kinh doanh của ngân hàng an toàn và có lãi.

Bảng 2.7 cho thấy: Doanh số thu nợ HSX cũng tương đối tốt, doanh số thu nợ tăng qua các năm. Cụ thể: Doanh số thu nợ năm 2010 đạt 43,6% và tới năm 2012 là 48,8%, tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ luôn ở mức cao và lớn hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay dẫn đến tỷ lệ doanh số thu nợ / doanh số cho vay ngày một cao , điển hình như năm 2010 thì tỷ lệ này chỉ mới đạt 84,8%, tuy nhiên tới năm 2012 thì tỷ lệ này đã là 94,3% và tỷ lệ này càng có xu hướng gia tăng qua các năm về sau, điều này trực tiếp làm giảm nợ quá hạn , do ngân hàng đã thu được phần lớn những khoản nợ

quá hạn của mình đồng thời đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Kết quả trên cho thấy, mức độ an toàn của các khoản tín dụng của ngân hàng đã tăng lên, doanh số thu nợ tăng nhanh hơn DSCV làm giảm nợ quá hạn dẫn tới lợi nhuận thu được tăng lên, điều này chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng đối với HSX là khá tốt, các khoản vay vẫn luôn được đảm bảo, khả năng mất vốn xảy ra ít. Điều đó chứng tỏ một thực tế là tình hình phòng chống rủi ro,ngăn ngừa nợ xấu của ngân hàng và công tác thu hồi nợ của ngân hàng đã được thực hiện khá hiệu quả.

Dư nợ cho vay HSX

Bảng 2.8: Dư nợ HSX tại Agribank Phù Cừ giai đoạn 2010-2012

Đ.vị: triệu đồng; %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Tổng dư nợ 235.829 100 287.134 100 345.487 100

Tốc độ tăng 42,5 21,7 20,3

1.Theo thời gian 235.829 100 287.134 100 345.487 100

-Ngắn hạn 179.230 76,0 215.925 75,2 273.280 79,1 -Trung + DH 56.599 24,0 71.209 24,8 72.207 20,9 2. Theo ngành 235.829 100 287.134 100 345.487 100 -Nông, thủy sản 150.831 64,0 178.820 62,3 209.253 60,6 -Tiểu thủ CN 15.420 6,5 16.000 5,6 22.135 6,4 -Thương mại, DV 37.950 16,1 48.920 17,0 80.025 23,2 -Khác 31.628 13,4 43.394 15,1 34.074 9,8

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm. Agribank Phù Cừ)

Trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, chỉ tiêu dư nợ cho vay được coi là thước đo hoạt động của ngân hàng nên các ngân hàng luôn quan tâm, chú trọng đến việc tăng trưởng dư nợ.

Phù Cừ là một huyện thiên về nông nghiệp có khoảng 80% - 90% dân làm nông nghiệp. Nhưng trong thời gian vài năm trở lại đây do tốc độ phát triển mạnh của kinh tế nói chung nên cũng có ảnh hưởng mạnh đến hướng phát triển chung của huyện, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, thay vào đó là các xí nghiệp sản xuất, công ty kinh doanh mọc lên. Mặt khác do huyện đang trong quá trình thực hiện giai đoạn 2 của quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế huyện nên các hoạt động TM,DV, TTCN ngày càng được chú trọng và phát triển hơn. Vì vậy, gần đây tỷ lệ này thay đổi một cách nhanh chóng do tốc độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh hơn. Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp năm 2010 ước tính còn 50-55%, công nghiệp 37%, dịch vụ 13%. Tổng số hộ trên địa bàn toàn tỉnh nhiều nhưng số hộ có quan hệ với ngân hàng mới chỉ khoảng 40%. Thực tế cho thấy các hộ có nhu cầu sản

xuất kinh doanh lớn và có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Nhận thức được thực trạng trên NHNN&PTNT Phù Cừ đã có nhiều biện pháp khuyến khích các hộ vay vốn ngân hàng như đơn giản thủ tục vay vốn, mở rộng mạng lưới kinh doanh, giảm lãi suất cho vay kinh tế hộ. Hơn nữa hộ sản xuất là khách hàng chủ yếu của ngân hàng (trong cơ cấu dư nợ thì dư nợ hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng trên 80%) vì vậy NHNN&PTNT Phù Cừ luôn coi trọng cho vay hộ sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn để phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, luôn chú trọng tăng trưởng dư nợ trung, dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn cho hộ sản xuất.

Bảng 2.8 cho thấy: Dư nợ qua các năm đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng này chỉ thể hiện ở mức tuyệt đối và so sánh nhưng không ổn định, thậm chí tốc độ tang trưởng dư nợ có sự giảm dần qua các năm gàn đây. Nguyên nhân của tình trạng này là do, ngành nông nghiệp là ngành luôn chiếm tỷ tọng cao nhất trong cơ cấu cho vay và cơ cấu dư nợ của những năm về trước, tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, tỷ lệ này lại có xu hướng giảm nhanh. Trong khi các ngành TM, DV, TTCN có tốc độ gia tăng nhanh nhưng vẫn không thể bằng tốc độ giảm của ngành nông nghiệp. Đó là lý do tại sao, DNCV hàng năm đều tăng nhưng khi so với năm trước thì lại thấy sự gia tăng này ngày một giảm đi.

Xét cơ cấu dư nợ HSX theo kỳ hạn ta thấy: Cả dư nợ ngắn hạn, trung, dài hạn

đều tăng qua các năm. Dư nợ ngắn hạn tăng từ 179.230 trđ năm 2010 lên 273.280 trđ năm 2012, tăng gấp 1,98 lần. Dư nợ dài hạn tăng từ 56.599 trđ năm 20010lên 72.207 trđ năm 2012, tăng 2,36%. Như vậy ta thấy tốc độ tăng DNCV đối với cho vay trung và DH đã có xu hướng tăng mạnh hơn so với cho vay ngắn hạn, điều này thể hienj tính chất bền vững và ổn định trong sự phát triển kinh tế huyện và cơ cấu vốn của ngân hàng.

Xét về tỷ trọng thì mặc dù dư nợ ngắn hạn là chủ yếu nhưng lại giảm dần qua các

năm và thường không ổn định, còn tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn thì có xu hướng tăng dần qua các năm. Đây là kết quả đáng mừng vì các khoản cho vay trung, dài hạn được dùng để đầu tư vào các đối tượng tài sản có tính lâu dài như chăn nuôi đại gia súc, mua sắm máy móc thiết bị và cải tạo đất trồng cây ăn quả, cây nguyên liệu, cải tạo hồ ao thả cá… Với số tiền vay bình quân khá cao sẽ kích thích hoạt động sản xuất và như thế chất lượng cho vay sẽ ngày càng được nâng cao.

Nợ quá hạn luôn là vấn đề đáng lo ngại đối với mỗi ngân hàng, nó làm doanh số thu nợ của ngân hàng giảm, ảnh hưởng xấu tới kết quả kinh doanh, làm phát sinh chi phí cho việc đòi nợ, xử lý phát mại tài sản thế chấp. Nợ quá hạn về lâu dài sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro lớn, làm giảm nguồn vốn tự có của mỗi ngân hàng.

Nợ quá hạn là một chỉ tiêu tốt để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, khả năng mất vốn của ngân hàng càng lớn, gây tác động xấu tới kết quả hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung. Vì thế, cần thiết phải phân tích, tìm hiểu nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn nhằm tìm hướng khắc phục hạ tỷ lệ nợ quá hạn xuống càng thấp càng tốt góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng.

Tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất tại Agribank Phù Cừ được thể hiện tại Bảng 2.9

Bảng 2.9: Nợ quá hạn HSX tại Agribank Phù Cừ giai đoạn 2010 – 2012

Đ.vị: triệu đồng; %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Số

tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

1.Tổng NQH 637 100 680 100 2.978 100 2.Cơ cấu NQH: -Ngắn hạn -Trung + DH 274 363 43 57 305 375 44,8 55,2 1.176 1.802 39,5 60,5 3.Tổng dư nợ HSX 235.829 287.134 345.487 4.NQH/Tổng Dư nợ HSX 0,3 0,24 0,89

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm. Agribank Phù Cừ)

Bảng 2.9 cho thấy: Nợ quá hạn HSX tại Agribank Phù Cừ tương đối thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ HSX, tuy rằng về số tuyệt đối thì nợ quá hạn tăng nhưng xét trong mối quan hệ với tổng dư nợ HSX thì tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ hộ sản xuất giảm dần qua các năm, cụ thể là tỷ lệ nợ quá hạn năm 2010 là 0,3% giảm xuống 0,24% năm 2011. Tuy nhiên năm 2012 thì tỷ lệ NQH lại tăng lên và đạt 0,89%. Nguyên nhân của thực trạng này là do giai đoạn 2012 tại huyện có thêm 13 cơ sở kinh doanh mới được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động, vì vậy cần lượng vốn vay ngân hàng lớn nhưng kết quả thu được chưa cao nên các HSX chưa thể trả nợ ngân hàng ngay trong giai đoạn này. Theo thông lệ quốc tế thì tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ

<=2% là ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt, ở Việt Nam tỷ lệ là 3%. Như vậy có thể nói chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại Agribank Phù Cừ là rất tốt.

Xét về cơ cấu nợ quá hạn thì nợ quá hạn trung, dài hạn ngày càng tăng nhanh,

nguyên nhân là do những năm gần đây Agriabnk Phù Cừ cho vay theo chương trình kinh tế mới của huyện, bắt đầu từ giai đoạn 2006, kinh tế huyện chủ yếu tập trung phát triển TTCN, TM, DV và nuôi trồng thủy hải sản với quy mô lớn. Vốn đầu tư cho mô hình lớn mà thời gian thu hồi vốn của những loại hình sản xuất này thường chậm nên các HSX vẫn chưa thể hoàn trả ngân hàng trong thời gian ngắn, dẫn tới tình trạng nợ quá hạn. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, dịch bệnh…, một số món chây ỳ, hộ sử dụng vốn sai mục đích, thua lỗ trong kinh doanh.

Xét theo tài sản bảo đảm:

Bảng 2.10: NQH cho vay HSX phân theo TSBĐ

Đ.vị: triệu đồng;%

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Tổng NQH 637 100 680 100 2978 100

NQH không có TSBĐ 432 67,8 433 63,7 2.020 67,9

NQH có TSBĐ 205 22,2 247 26,3 956 22,1

(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh. Agribank Phù Cừ)

Bảng 2.10 cho thấy: Nợ quá hạn HSX của Agribank Phù Cừ chủ yếu là loại không có tài sản đảm bảo tiền vay chiếm từ khoảng 63% - 68% và tỷ trọng nợ quá hạn không có TSBĐ này giảm dần qua các năm tuy nhiên nó vẫn còn tương đối cao. Điều đó thể hiện tính đặc trưng của cho vay HSX là không có TSBĐ. Để đảm bảo an toàn tín dụng thì các cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên theo dõi sát sao các khoản nợ này, phải sử dụng các g vụ tín dụng một cách linh hoạt và nhạy bén nhằm quản lý các khoản vay không có TSBĐ nhằm tránh tình trạng thất thoát vốn do không thu hồi được nợ và không có TSBĐ để khấu trừ nợ vay. Đồng thời nó cũng chỉ ra rằng việc giải quyết hài hoà giữa việc mở rộng tín dụng HSX và các biện pháp đảm bảo tiền vay là một lĩnh vực rất phức tạp, đa dạng và phải rất được coi trọng, nhằm bảo toàn nguồn vốn của ngân hàng.

Bảng 2.11: Tình hình NQH, nợ đã xử lý rủi ro và thu hồi nợ xấu

Đ.vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

1.Dư nợ HSX (31/12) 235.829 287.134 345.487

2.Nợ đã xử lý rủi ro tiếp tục phải thu hồi 1.845 2.134 2.619 3.Nợ xấu(NQH+nợ đã xử lý rủi ro còn

phải thu hồi) 2.482 2.814 5.597

4.Số tiền trích để xử lý RR 0 278 597

5.Số tiền thu hồi nợ xấu 54 0 101

-Nợ gốc 47,5 33,3 89

-Nợ lãi 6,5 244,7 12

(Nguồn: Phòng kế hoạch và kinh doanh .Agribank Phù Cừ)

Bảng 2.11 cho thấy: Tình hình nợ xấu tồn đọng đến 31/12 ( nợ xấu bao gồm nợ quá hạn và nợ XLRR chưa thu hồi được ) trong giới hạn an toàn cho phép và tỷ lệ này qua các năm đều thấp hơn mức 5% cho phép rất nhiều, cụ thể năm 2010 tỷ lệ này là

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lượng cho vay hộ sản xuất tại NHTM (Trang 33)