- Cây CN dà
3. Phân tích thị trường tiêu thụ của Tổng công ty
3.1. Thị trường trong nước.
Cho đến nay thì sản phẩm của Tổng công ty đã dược tiêu thụ rộng rãi trên cả nước và chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh... Mặc đù đã được tiêu thụ rộng rãi như vậy nhưng sản lượng tiêu thụ vẫn còn rất nhỏ không đáng kể.
Về sản phẩm chế biến Tổng công ty phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Còn về nước quả thì Tổng công ty gần như bị đánh bịa bởi Pepsi và Cocacola. Về quả thì sản phẩm Trung quốc, Mỹ... nhập ngoại vào ta rất nhiều làm cản trở nội tiêu của Tổng công ty .
3.2.Thị trường ngoài nước
Ngay từ khi thành lập Tổng công ty đã có quan hệ làm ăn buông bán với nhiều nước trên thế giới, có thêm nhiều thị trường mới và cũng mất đi một số thị trường. Cụ thể là từ năm 1988 đến 1990 Tổng công ty mới quan hệ buôn bánvới 18 nước trên thế giới thì năm 1990 là 21 nước, năm 1992 là 29 nước, năm 1995 là 32 nước, năm 1996 là 36 nước và đến năy Tổng công ty có quan hệ với trên 40 nước. Có thể nói đây là một kết quả tốt đẹp của những nỗ lực đa dạng hoá thị trường cùng sự cố gắng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì sản phẩm ... Trong khả năng hiện có của mình.
Bảng 17: So sánh kim ngạch xuất khẩu ở một số thị trường chính
1999 2000 2001 00/99 01/001 Nga 807.036 1.314.890 1.925.000 162,93 146,40 1 Nga 807.036 1.314.890 1.925.000 162,93 146,40 2 Hàn Quốc 1.893.210 1.230.421 1.539.111 64,99 125,09 3 Singapore 1.725.446 1.595.369 1.601.904 92,46 100,41 4 Nhật Bản 1.098.634 3.170.051 3.608.536 288,54 113,83 5 Đài loan 1.118.939 2.084.838 2.246.758 186,32 107,77 6 Trung Quốc 1.724.004 3.668.031 4.204.733 212,76 114,63 7 Mỹ 2.288.201 775.433 876.301 33,89 113,01 8 Đức 609.273 601.007 600.882 98,64 99,98 9 í 487.194 2.317.599 2.846.915 475,70 122,84 10 Thụy sỹ 474.354 401243 376.905 84,59 93,93 11 ả - Rập 673.935 1.226.286 1.169.040 181,96 95,33 12 Hồng kông 971.638 534.336 651.374 54,99 121,90 13 Thái lan 908572 1.390.091 1.262.801 153,00 90,84 14 Pháp 600.712 626.828 734.818 104,35 117,23 15 Malaixia 536.756 1.022.170 1.131.400 190,43 110,69 16 Inđônêxia 168723 257.243 329.500 152,46 128,09 17 Canađa 460.641 471567 480.998 102,37 102,00 18 Ba Lan 501.478 747.177 904.084 148,99 121,00
(Nguồn: Tổng công ty rau quả Việt nam) Thị trường Nga: Từ chỗ kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga (Liên Xô cũ)
chiếm trên 90% kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty vào năm 1990. đến nay kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga chỉ còn 23% và có xu hướng giảm mạnh trong 5 năm gần đây cụ thể từ 4.834.897 USD năm 1997 giảm xuống còn 1.925.000 USD vào năm 2001 và giảm mạnh nhát là năm 1999 chỉ còn 807.036 USD.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 1997 – 1998, xuất khẩu rau quả của Tổng công ty sang Nga đã có những nét mới. Tuy kim ngạch xuất khẩu sang Nga giảm nhưng phần xuất khẩu ngoài phần xuất khẩu phải trả nợ có xu hướng phát triển, do Tổng công ty đã đa dạng hoá mặt hàng như: Dứa ,dứa khoanh, dưa hộp, măng hộp, dưa chuột dầm giấm, dưa đông lạnh chủ động tìm mặt hang theo những hướng như:
+ Hợp tác xây dựng cơ sở hợp tác liên doanh sản xuất tương ớt và chuối sấy để xuất khẩu sang Nga.
+ Mở quan hệ hợp tác với công ty KOMPO để xây dựng cơ sở liên doanh sản xuất hàng sấy, sau đó phát triển mặt hàng khác.
+ Tổ chức xúc tiến bán hàng tại Nga thông qua đại diện của Tổng công ty tại Matxcơva. Nhiệm vụ chủ yếu của bô phận này là để giới thiệu sản phẩm của Tổng công ty nghiên cứu, dự báo tình hình cũng như bạn hang và thực hiện ký kết hợp đồng.
+ Khôi phục thị trường rau quả tươi tại vùng Viễn Đông Nga.
Đối với thị trường này Tổng công ty vẫn xác định “Nga vẫn là thị trường lớn nhất của Tổng công ty rau quả Việt nam”. Vấn đề này đặt ra ở đây là làm thế nào để nắm lại được phần tham gia của Tổng công ty trong thị trường Nga đã bị phá vỡ. Tương lai hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nga sẽ thuận lợi hơn nhiều khi Nhà Nước tháo gỡ những khó khăn trong cơ chế thanh toán quốc tế với Nga.
Bảng 18: Tổng kim ngạch XNK của Tổng công ty sang thị trường Nga
Năm Tổng kim
ngạch (USD)
Trong đó
Xuất khẩu Nhập khẩu
1996 7.271.898 5.378.983 1.892.915 1997 5.938.604 4.834.897 1.103.707 1998 5.272.986 4.925.000 347.986 1999 1.315.411 807.036 508.375 2000 2.879.305 1.314.415 1.564.415 2001 3.012.501 1.925.000 1.087.501
(Nguồn: Tổng công ty rau quả Việt nam) Thị trường Singapore.
Đây là thị trường xuất khẩu lớn của Tổng công ty chỉ sau thị trường Nga (năm 1998 chiếm 12.35% kim ngạch xuất khẩu, năm 2000 cũng xấp xỉ 12%) và có xu hướng tăng từ1.886.060 USD năm 1996 lên 2.672.561 USD năm 2001 và nhìn chung mức giao động qua các năm không lớn. Thị trường này đã làm ăn lâu dài với Tổng công ty ngay từ khi Tổng công ty mới thành lập, thị trường yêu cầu về chất
lượng nhìn chung không khắt khe lắm nhưng giá thành lại không được cao như một số thị trường, có thể nói đây là một thị trường “tạp” phù hợp với thị trường về chủng loại, chất lượng buôn bán nhỏ ở nước ta những năm qua. Do đó chiến lược xuất khẩu mấy năm tới đòi hỏi Tổng công ty phải tạo ra những măt hàng chủ lực có chất lượng để đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời phải mở rộng thương trường để nhằm hạn chế việc buôn bán nhỏ gây ép giá, ép cấp.
Biểu 19: Tổng kim ngạch XNK một số mặt hàng của Tổng công ty với Singapore.
(Đơn vị tính: USD.) Sản phẩm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Rau quả tươi 286.648 528.459 600.721 679.236 610.679 733.004 Đồ hộp 397.600 376.240 362.936 372.351 352.961 453.762 Gia vị các loại 628.5151 941.780 957.358 962.317 835.152 875.152 Sản phẩm sấy muối 573.297 655.030 600.889 621.368 602.984 610.071 Tổng giá trị 1.886.060 2.501.508 2.601.904 2.635.272 2.401.794 2.672.561 (Nguồn: Tổng công ty rau quả Việt nam) Thị trường Nhật Bản
Đây là một khách hàng khó tính đối với Tổng công ty. Theo quan điểm của Nhật Bản đối với Việt nam là: Việt nam chưa có đầu tư lớn trong chế biến sản phẩm. Trong quan hệ thương mại Nhật Bản chỉ chú trọng mua tài nguyên, nhiên liệu và trao đổi hàng hoá. Nói chung kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty sang thị trường Nhật Bản không ổn định, khi tăng khi giảm, kim ngạch xuất khẩu không lớn. Vấn đề cần thiết ở đây là làm thế nào để khai thác được thế mạnh của Tổng công ty để thoả mãn được nhu cầu khách hàng, phát triển khả năng xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản.
Đây thực sự là mọt thị trường khổng lồ lại là nước láng giềng với Việt nam. Về thị trường này sau một thời gian gián đoạn đến nay Tổng công ty đã tưng bước khôi phục với tốc độ tăng truởng ngày càng nhanh (năm 1997 tăng 3.05 lần so với năm 1996, năm 1998 tăng 1.25 lần so với năm 1997 và năm 2000 tăng 1.5 lần năm 2001 tăng 1,2 lần so với năm 2000). Tuy nhiên quan hệ của Tổng công ty với thị trường này chủ yếu là buôn bán đương biên, cho nên để phát triển mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường này, đòi hỏi Tổng công ty phải mở rộng thêm nhiều hình thức buôn bán. Có thể nói đây là thị trường tiềm năng rất lớn để thâm nhập, vì nó có nhiều mặt gần gũi, tuơng đồng trong tập quán tiêu dùng của 2 nước.
Thị trường Mỹ:
Đối với thị trường này, Tổng công ty đã xâm nhập một vài năm gần đây.
Bảng 20: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty sang thị trường Mỹ.
Chỉ tiêu Giá trị (USD) So sánh ( %)
1999 2000 2001 00/99 01/00
Tổng kim ngạch XNK 2.167.543 1.675.321 1.715.072 77,3 102
Xuất khẩu 1.288.201 775.433 876.301 60,2 113
Nhập khẩu 879.342 899.888 939.771 102 104
(Nguồn: Tổng công ty rau quả Việt Nam) Dựa vào bảng trên ta thấy số lượng xuất khẩu của Tổng công ty sang thị trường Mỹ có tăng lên. Tuy nhiên hiên nay hoạt động xuất khẩu sang Hoa Kỳ chưa thực sự có hiệu quả và gặp phải những khó khăn lớn như:
- Hàng rào thuế quan vào Hoa Kỳ.
- Sự cạnh tranh gay gắt của hàng Thái lan với chất lượng cao hơn và giá thành lại thấp hơn vì đồng Bạt giảm giá nhiều do khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam Á.
Mặc dù vậy, Tổng công ty vẫn phải giữ vững được thị trường này bởi hiện nay Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được ký kết tạo ra cho Tổng công ty nhiều cơ hội và thách thức để tăng thị phần của mình trên đất Mỹ.