Tổng quát hóa và chuyên môn hóa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT MỘT SỐ MÔ HÌNH BIỂU DIỄN TRI THỨC (COKB VÀ ĐỒ THỊ KHÁI NIỆM) VÀ ỨNG DỤNG ĐỒ THỊ KHÁI NIỆM VÀO VIỆC XÂY DỰNG HỆ TRUY VẤN (Trang 52)

- Hàm tính giao điểm giữa hai đường thẳng

3.4.Tổng quát hóa và chuyên môn hóa

CHƯƠNG 3 ĐỒ THỊ KHÁI NIỆM

3.4.Tổng quát hóa và chuyên môn hóa

Các phép khởi tạo một CGs mới từ các CGs đã có bao gồm: copy, restrict, join, simplify.

1 Copy: chỉ đơn giản là sao chép một CGs đã có sẵn.

2 Restrict: thay thế một nốt khái niệm trong “đồ thị khái niệm” bằng một nốt khác chuyên môn hóa hơn. Có 2 trường hợp thay thế:

a Nếu khái niệm là chỉ loài, thì được thay thế bằng khái niệm chỉ cá thể. b Một kiểu khái niệm được thay thế bởi kiểu (lớp) con của nó, miễn là điều

này phù hợp khi ám chỉ đến khái niệm.

3 Join : kết hợp 2 đồ thị tạo thành một đơn đồ thị. Nếu có nốt khái niệm c1 thuộc đồ thị s1 đồng nhất với nốt khái niệm c2 thuộc đồ thị s2 thì khi kết hợp ta có thể xóa c2, và liên kết tất cả quan hệ liên quan đến c2 tới c1. Join là một luật giới hạn, bởi vì đồ thị kết quả ít khái quát hơn so với thành phần của nó. 4 Simplify: xóa những quan hệ trùng lập.

object buy

agent person: Mary

Hình 3.11. Mô tả các phép toán sử dụng trên CGs.

Chúng ta sử dụng join và restrict để nhìn nhận đúng đắn rằng CGs đóng vai trò nhất định trong nhận thức ngôn ngữ thông thường. Nếu chúng ta bảo rằng “Mary and Tom went out for pizza together”, thì một cách tự động chúng ta liên tưởng ngay đến: Họ ăn một cái bánh mì Ý có phủ bơ và nước sốt cà chua. Họ ăn nó trong

một nhà hàng và phải trả cùng một hóa đơn. Những suy luận này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng join và restrictions. Chúng ta khởi tạo một CGs mới cho câu trên và join nó với CGs (từ cơ sở tri thức của chúng ta) của pizzas và restaurants. Đồ thị sau cùng cho chúng ta sự xác nhận rằng họ ăn nước sốt cà chua và trả hóa đơn.

Join và restrict là những luật chuyên môn hóa. Nếu g1 là chuyên môn hóa của g2, ta nói rằng g2 là tổng quát hóa của g1. Những luật trên không phải là luật suy diễn. Chúng không đảm bảo rằng một đồ thị đúng sẽ được suy ra từ một đồ thị đúng khác. Ví dụ, hình 3.11, kết quả có thể không đúng cho trường hợp restrict; Emma có thể là một con mèo(Cat). Tương tự như vậy cho trường hợp join: con chó ở hành lang(porch) và con chó ăn xương có thể là 2 con chó khác nhau. Những phép toán này được gọi là canonical formation rules (luật định dạng kinh điển), và mặc dù chúng không đảm bảo tính đúng đắn, chúng vẫn có một chút quan trọng trong thuộc tính bảo tồn ý nghĩa. Chúng ta xét 3 câu sau:

Albert Einstein formulated the theory of ralativity Albert Einstein plays center for the Los Angeles Lakers.

Conceptual graphs are yellow flying popsicles.

Rõ ràng câu 1 đúng, câu 2 sai (mặc dù có nghĩa), câu 3 không có nghĩa. Canonical formation rules bắt buộc phải tuân theo luật có nghĩa; không cho phép định hình một đồ thị không có nghĩa từ một đồ thị có nghĩa.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT MỘT SỐ MÔ HÌNH BIỂU DIỄN TRI THỨC (COKB VÀ ĐỒ THỊ KHÁI NIỆM) VÀ ỨNG DỤNG ĐỒ THỊ KHÁI NIỆM VÀO VIỆC XÂY DỰNG HỆ TRUY VẤN (Trang 52)