Node khái niệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT MỘT SỐ MÔ HÌNH BIỂU DIỄN TRI THỨC (COKB VÀ ĐỒ THỊ KHÁI NIỆM) VÀ ỨNG DỤNG ĐỒ THỊ KHÁI NIỆM VÀO VIỆC XÂY DỰNG HỆ TRUY VẤN (Trang 48)

- Hàm tính giao điểm giữa hai đường thẳng

3.2.Node khái niệm

CHƯƠNG 3 ĐỒ THỊ KHÁI NIỆM

3.2.Node khái niệm

Trong khi thiết kế mạng ngữ nghĩa thì những nhầm lẫn về ngữ nghĩa như: class/member, class/subclass phát sinh. Ta có thể lấy ví dụ về quan hệ giữa một cá thể và lớp của nó, thì mối quan hệ đó khác với mối quan hệ giữa một class(ví dụ lớp dog) và superclass của nó (động vật ăn thịt). Tương tự như vậy, những thuộc tính cụ thể thuộc về cá thể, và những thuộc tính khác thuộc về lớp của chúng; việc biểu diễn chúng trên mạng ngữ nghĩa cần phải được phân biệt rõ ràng. Thuộc tính có lông và thích ăn xương của cá thể dogs; lớp “dog” không có lông cũng chẳng có thuộc tính

recipient

Person: john book

Person: mary agent give

Person: john recipient

book object

ăn nào cả. Những thuộc tính thích hợp với lớp bao gồm tên và thành viên của nó trong phân loại động vật.

Trong CGs, mỗi khái niệm là một cá thể của một kiểu (lớp) cụ thể mang tính duy nhất. Nốt khái niệm được ghi lên nhãn là tên của một kiểu nào đó (thuộc lớp nào đó), đồng thời có thể chỉ rõ tên của cá thể, được phân cách bởi “:”. Các cá thể khác nhau có thể có cùng tên. Nếu cá thể không được chỉ rõ, thì khái niệm biểu diễn một cá thể không xác định của kiểu (lớp) đó. Khi đó chúng được biểu diễn bởi dấu “*”, hình 3.7 mô tả CGs cho trường hợp này. Hình 3.1 biểu diễn các thể không được chỉ rõ là “dog”, và hình 3.3 chỉ rõ “dog:Emma”, “Emma” là tên của cá thể “dog”.

Hình 3.3. CGs chỉ rõ rằng dog named emma is brown.

“Đồ thị khái niệm” cho phép chỉ rõ cá thể nhưng không cần đặt tên: đặt chỉ số cho cá thể, theo sau ký hiệu “#”. Chỉ số này là duy nhất cho từng cá thể riêng biệt. Các cá thể có thể có một tên, nhiều tên, hay không có tên, nhưng chúng chỉ có duy nhất một chỉ số cho từng cá thể riêng biệt. Hình 3.4 xác định rằng một cá thể “dog”, #1352, “is brown”

Hình 3.4. CGs chỉ rõ rằng một cá thể cụ thể (nhưng không có tên) dog is brown.

Nếu một cá thể vừa có tên, vừa có chỉ số thì ta đặt sự kiện “name” là thuộc tính, coi như đó là một quan hệ và thêm vào CGs. Trong trường hợp không có tính nhập nhằng về nghĩa, thì để đơn giản chúng ta sử dụng tên của cá thể đó, kết quả là Hình 3.5 tương tự như Hình 3.3.

Dog: emma color brown

Dog: #1352 color brown

brown color

Dog: #1352

“emma” name

Hình 3.5. “Dog named emma is brown”

Một cá thể có nhiều tên khác nhau. Ví dụ “Her name was McGill and she called herself Lil, but everyone knew her á Nancy” (Lennon and McCartney 1968).

Hình 3.6. CGs của một người có 3 tên khác nhau.

Hình 3.7. Cá thể không xác định

Chúng ta sử dụng “*Tên Biến” để chỉ ra một cá thể không xác định, rất hữu ích trong việc mô tả những cá thể không xác định cùng loại.

“McGill” name name person:#941765 “Nancy” name “Lil” brown color Dog: *

Hình 3.8. CGs của câu “The dog scratches its ear with its paw.”

Tóm lại, mỗi nốt khái niệm chỉ ra cá thể của kiểu (lớp) cụ thể. Cá thể này liên kết đến khái niệm và chỉ ra rằng đó là khái niệm cá thể hay khái niệm loài.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT MỘT SỐ MÔ HÌNH BIỂU DIỄN TRI THỨC (COKB VÀ ĐỒ THỊ KHÁI NIỆM) VÀ ỨNG DỤNG ĐỒ THỊ KHÁI NIỆM VÀO VIỆC XÂY DỰNG HỆ TRUY VẤN (Trang 48)