0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước về nguồn nhân lực nữ

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NỮ THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN VĂN THS. XÃ HỘI HỌC (Trang 28 -28 )

lực nữ và phát triển nguồn nhân lực nữ

Về tuyển dụng và sử dụng lao động nữ:

Điều 111, Bộ luật lao động quy định: “nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự nhân phẩm phụ nữ. Người sử dụng lao động phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng về

tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động. Người sử dụng lao động phải ưu tiên nhận phụ nữ vào làm việc khi người đó có đủ tiêu chuẩn tuyển chọn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ mà doanh nghiệp đang cần”.

Nghị định 23/CP ngày 18/4/1996 của chính phủ về “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về những quy định riêng đối với lao động nữ” khẳng định về Quyền làm việc bình đẳng của phụ nữ với nam giới trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động thuộc mọi tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế trên các lĩnh vực như trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, nâng bậc lương, đề bạt, trả công lao động… (Điều 2 của nghị định).

Trong lĩnh vực khoa học công nghệ đã có quy định về việc sử dụng nhân lực khoa học công nghệ. Theo đó, nhà nước trọng dụng nhân tài và tạo mọi điều kiện để họ sáng tạo và cống hiến, đặc biệt là có chính sách khuyến khích đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực nữ trong hoạt động khoa học và công nghệ để “xây dựng các tập thể khoa học và công nghệ mạnh, đạt trình độ khu vực và quốc tế” (Điều 35 Luật Khoa học công nghệ).

Về những quy định học nghề đối với lao động nữ:

Điều 109 BLLĐ quy định: “nhà nước đảm bảo quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới, có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm, thường xuyên áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn ngày, giao việc tại nhà”…

Khoản 3 Điều 32 Nghị định 02/CP ngày 5/1/2001 cuả chính phủ về quan hệ học nghề lao động nữ có quy định: “Người học nghề là nữ trong quá trình thực hiện hợp đồng học nghề mà có thai, nếu có chứng nhận của cơ quan y tế của cấp huyện trở lên về việc thực hiện hợp đồng học nghề sẽ ảnh hưởng xấu

đến thai nhi, thì khi chấm dứt hợp đồng học nghề không phải bồi thường phí dạy nghề. Sau thời gian nghỉ thai sản nếu có nguyện vọng và đủ điều kiện thì được tiếp tục theo học”.

Quyết định số 295/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án: “Hỗ trợ phụ nữ học nghề tạo việc làm giai đoạn 2010-2015” đã nêu rõ quan điểm: “Tăng cơ hội học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; đặc biệt phụ nữ khu vực nông thôn, phụ nữ độ tuổi trung niên, phụ nữ dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng di dời, giải tỏa; Nhà nước tăng cường đầu tư phát triển dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ ; có chính sách huy động mọi nguồn lực trong xã hội quan tâm dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề thu hút nhiều lao động nữ, đặc biệt là các cơ sở dạy nghề thuộc Hội LHPN Việt Nam”.

Về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực nữ:

Điều 14 Luật Bình đẳng giới quy định: “…Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ”.

“Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2003-2010” của thủ tướng chính phủ ban hành kèm theo quyết định số 137/2002/QĐ-TTg ngày 11/7/2003, đã quy định rõ về mục tiêu đối tượng và hình thức đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức nói chung và cán bộ công chức nữ nói riêng.

Chỉ thị số 191/2003/CT- CA ngày 18-9-2003 của chánh án tòa án nhân dân tối cao về việc tăng cường hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành Tòa án: “Vụ tổ chức, cán bộ trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị trong ngành Tòa án nhân dân xây dựng quy hoạch cán bộ, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối

với cán bộ công chức nữ, các quy hoạch xây dựng trên cơ sở chức danh, yêu cầu nhiệm vụ được giao, thực trạng đội ngũ cán bộ công chức nữ của từng đơn vị”.

Ngoài ra, còn rất nhiều văn bản đề cập đến việc phát triển nguồn nhân lực nữ của các ngành nghề khác như: Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020; Thông tư số 09/2005/TT-BTC ngày 28/1/2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quyết định số 176/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng 2020.

Về chế độ làm việc của lao động nữ:

Nghị định của Chính phủ số 23-CP ngày 18 tháng 4 năm 1996 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ, quy định: “Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện làm việc tính chất công việc của doanh nghiệp, người sử dụng lao động nữ chủ động bàn với công đoàn lập kế hoạch bố trí lao động nữ theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn ngày, không trọn tuần, giao việc làm tại nhà, tạo điều kiện cho người lao động nữ có việc làm thường xuyên, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của lao động nữ; Doanh nghiệp sử dụng lao động nữ phải chủ động nghiên cứu những nghề mà người lao động nữ không thể làm việc liên tục cho đến tuổi về hưu, lập kế hoạch đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con, theo danh mục do Bộ LĐTB&XH và Bộ Y tế ban hành. Doanh nghiệp nào đang sử dụng

lao động nữ làm các công việc này phải có kế hoạch đào tạo nghề, chuyển dần người lao động nữ sang công việc khác phù hợp, tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện lao động hoặc giảm bớt thời gian làm việc”.

Khoản 3, Điều 111 BLLĐ năm 2011 quy định: “Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi… người lao động nữ được kéo dài thời hiệu xem xét kỷ luật…”.

Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ về việc ban hành điều lệ bảo hiểm xã hội và Nghị định 01/CP ngày 9/1/2003 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của điều lệ bảo hiểm xã hội. Theo các quy định trên thì trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 3 lần, mỗi lần 1 ngày… được nghỉ trước và sau khi sinh từ 4 - 6 tháng theo điều kiện lao động, tính chất công việc… được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bằng 100% tiền lương mà không phân biệt số lần sinh con, được nghỉ việc để chăm sóc con nhỏ khi ốm đau. Quy định lao động nữ được hưởng chế độ thai sản không phân biệt thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhiều hay ít khi họ đang tham gia quan hệ lao động.

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NỮ THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN VĂN THS. XÃ HỘI HỌC (Trang 28 -28 )

×