Phổ hấp thụ nguyên tử là một kỹ thuật phân tích để đo nồng độ hàm lƣợng các nguyên tố. Phƣơng pháp này sử dụng bƣớc sóng ánh sáng đƣợc hấp thụ đặc biệt bởi một nguyên tố
- Nguyên tắc đo dựa trên sự hấp thụ chọn lọc các bức xạ cộng hƣởng của nguyên tử ở trạng thái tự do của nguyên tố cần xác định. Đối với mỗi nguyên tố vạch cộng hƣởng thƣờng là vạch quang phổ nhạy nhất của phổ phát xạ nguyên tử của chính nguyên tử đó. Nhƣ vậy để thu đƣợc phổ hấp thụ nguyên tử của một nguyên tố nào đó cần phải thực hiện các quá trình sau:
+ Thực hiện quá trình hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu tạo ra các đơn nguyên tử. Điều này đƣợc thực hiện ở nhiệt độ cao nhờ nguồn nhiệt là ngọn lửa đèn khí: phun dung dịch chứa chất phân tích ở trạng thái aerosol vào ngọn lửa đèn khí. Hoặc bằng phƣơng pháp không ngọn lửa: nhờ tác dụng nhiệt của lò graphite.
+ Trong điều kiện nhiệt độ không quá cao (15000C ÷ 30000C) đa số các nguyên tử tạo thành ở trạng thái cơ bản. Đám hơi đơn nguyên tử này chính là môi trƣờng hấp thụ bức xạ và sinh ra phổ hấp thụ nguyên tử.
+ Chiếu chùm tia bức xạ đặc trƣng của nguyên tố cần phân tích qua đám hơi nguyên tử vừa đƣợc điều chế. Chùm tia bức xạ này đƣợc phát ra từ đèn cathode rỗng (đèn HLC) hay đèn phóng điện không điện cực (EDL) làm chính từ nguyên tố cần xác định. Do
Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Trang
các nguyên tử tự do có thể hấp thụ các bức xạ cộng hƣởng nên cƣờng độ của chùm bức xạ đi qua mẫu giảm. Sự hấp thụ này tuân theo định luật Lamber –Beer-Bouger:
-log(I/Io)=A=ε.b.C
Trong đó Io là cƣờng độ ánh sáng tới, I là cƣờng độ ánh sáng truyền qua, A là độ hấp thụ, b là chiều dày cuvet chứa mẫu phân tích và C là nồng độ dung dịch đo bằng mol/lít, ε là hằng số hấp thụ, phụ thuộc vào bƣớc sóng và bản chất của chất.
- Phƣơng pháp nguyên tử hóa này có thể định lƣợng hầu hết các kim loại (cỡ 65 nguyên tố) và một số á kim nhƣ As, Si, Se, Te...
- Hàm lƣợng của các nguyên tố kim loại trong hydrotalcite đƣợc xác định bằng phổ hấp thụ nguyên tử đƣợc đo trên máy PE 3300 tại viện Hóa học.