Đánh giá thực trạng sử dụng các biện pháp quản lí của hiệu trưởng trường trung học phổ thông Thanh Ba

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường thpt huyện thanh ba-tỉnh phú thọ (Trang 32)

- Thâm niên giảng dạy :

2.4.Đánh giá thực trạng sử dụng các biện pháp quản lí của hiệu trưởng trường trung học phổ thông Thanh Ba

67 93,1 2 Chuẩn bị hồ sơ soạn giảng 63 87,

2.4.Đánh giá thực trạng sử dụng các biện pháp quản lí của hiệu trưởng trường trung học phổ thông Thanh Ba

trường trung học phổ thông Thanh Ba

2.4.1. Thuận lợi

- Hiện nay, cơ sở vật chất của trường đảm bảo đủ học 02 ca/ ngày; bên cạnh các phòng học nhà trường còn có đủ các phòng chức năng cùng với các trang thiết bị và đồ dùng dạy học luôn hiện đại được bổ sung để phục vụ giảng dạy. Nhìn chung, cơ sở vật chất hiện nay đã đáp ứng tương đối đầy đủ cho nhu cầu cần thiết trong quá trình giảng dạy, giáo dục đã tích cực góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng Giáo dục – Đào tạo của nhà trường.

- Đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn đảm bảo dạy đầy đủ các môn học theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đặc điểm của trường là có đội ngũ giáo viên trẻ đông đảo, tích cực, năng nổ, nhiệt tình trong công tác góp phần phục vụ tốt cho hoạt động dạy học của nhà trường.

- Trường có một tập thể hội đồng sư phạm đoàn kết nhất trí trong nhà trường cũng như thống nhất trong chỉ đạo quản lý của ban giám hiệu, góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng công việc chung của trường.

- Đội ngũ giáo viên nhìn chung có ý thức tự học hỏi nghiên cứu nâng cao tay nghề nhằm có tâm quyết với nghề dạy học phục vụ tốt cho công tác giảng dạy. - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của huyện ủy, UBND huyện và sự hỗ trợ của Hội cha mẹ học sinh về nhiều mặt. Sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của Sở GD-ĐT

Trường trung học phổ thông Thanh Ba có được những thuận lợi này là do: + Trường trung học phổ thông Thanh Ba đóng trên địa bàn vùng có nhiều điều kiện thuận lợi và phát triển về mọi mặt, luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các nhà máy trên địa bàn tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học.

+ Có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình (phụ huynh) và chính quyền địa phương trong việc quản lý học sinh cùng giáo dục thái độ động cơ học tập.

+ Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo các ngành hỗ trợ cho giáo viên và học sinh định cư ở vùng sâu được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách để động viên học sinh học tập và tạo điều kiện sống cho giáo viên an tâm công tác.

2.4.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, Trường trung học phổ thông Thanh Ba cũng gặp phải không ít những khó khăn.

- Trước hết trình độ học sinh vào trường không đồng đều, còn nhiều những học sinh yếu kém, song điều quan trọng hơn hết là thái độ động cơ học tập của các em, chưa xác định rõ ý nghĩa việc học tập hiện tại và tương lai mai sau. Sự quan tâm việc học của nhiều gia đình còn khoán trắng cho nhà trường, chưa tạo điều kiện cho con em học tập tốt. Thậm chí nhiều gia đình còn bắt các em lao động làm thuê kiếm tiền , như lao động chính nuôi sống gia đình. Vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em.

- Đội ngũ giáo viên được trẻ hóa, năng nỗ, nhiệt tình, được đào tạo chính qui bài bản nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy.

- Thời gian bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tập trung vàp dịp hè hàng năm quá ít nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và phương pháp giảng dạy - Việc tiếp nhận giáo viên trẻ mới về trường đã đáp ứng được phần thực trạng thiếu giáo viên, nhưng trình độ tay nghề được đào tạo ở nhiều nguồn khác nhau nên cũng hạn chế trong phân công chuyên môn, vì thế nhà trường còn nhiều việc cần phải làm nhất là khâu bồi dưỡng trong thực tế giảng dạy của giáo viên.

- Mặt khác, ở vùng nông thôn, trình độ dân trí còn thấp nên ý thức cho con em được học tập cũng chưa cao. Hàng năm, vẫn có tỉ lệ học sinh bỏ học.

- Về cơ sở vật chất dù được các cấp, các ngành quan tâm xây dựng bổ sung nhưng thực sự cũng chưa đồng bộ. Có một số phòng học đã cũ, cần được cải tạo và xây mới.

- Nguyên nhân khó khăn :

+ Chưa có cơ chế quản lý giáo viên cụ thể rõ ràn.

+ Tiến độ cung xây dựng và cung cấp các trang thiết bị, đồ dùng dạy học còn chậm làm ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện hoạt động dạy học và đổi mới chương trình sách giáo khao.

+ Trình độ chuyên môn của giáo viên được đào tạo nhiều nguồn khác nhau, ít nhiều cũng gây khó khăn trong công tác phân công giảng dạy và giáo dục học sinh.

Từ những thuận lợi và khó khăn trên cho thấy hiệu trưởng nhà trường cần phải có sự đổi mới về biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường, mới có thể nâng cao được chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục của đơn vị mình.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường thpt huyện thanh ba-tỉnh phú thọ (Trang 32)