Các chuyên gia đều thừa nhận rằng thế giới vẫn còn thiếu một hệ thống giám sát tài chính cho ngành ngân hàng kinh doanh an toàn và ổn định. Đối với các ngân hàng nhận tiền gửi vốn được xem như những đoanh nghiệp đầy rủi ro (các ngân hàng này vay ngắn hạn, hứa sẽ trả lại hết các khoản vay này
khi được yêu cầu hoàn tiền lại, và sau đó lấy khoản tiển vay này để cho vay dài hạn), có thể là không có một hệ thống ngân hàng
như thế - nếu ta không xem xét lại một cách triệt để rằng ngân hàng tổn tại để làm gì. Tuy nhiên, trong khi đó, các nhà điều chỉnh chế độ cần phải có khả năng cải thiện cách tiếp cận hiện
nay.
Các cố gắng dường như không ngừng nhằm thiết kế Thỏa
ước Basel 2, một tiêu chuẩn mới về việc có đủ vốn của ngân
hàng, nhằm khắc phục các thiếu sót trong các qui định hiện hành, đã được nêu ra trong Thỏa ước Basel 1 và được chấp nhận vào năm 1988. Mợi người nhất trí rằng các việc điều chỉnh mới phải đạt được một mức cân đối tốt hơn giữa qui định (với các kích thích việc tự theo dõi một cách có hiệu quả), sự giám sát và
kỷ luật của thị trường. Các đấu hiệu cho thấy là Thỏa ước Basel 92 sẽ tập trung một cách đúng đắn vào yếu tố thứ ba nhiều hơn là Thỏa ước Basel 1 - nhưng vẫn không nhiều như đáng lý phải
có.
Công bố thông tin là một cách để giúp cho các thị trường
theo đõi những gì mà các ngân hàng sẽ đạt tới. Thỏa ước Basel 2 sẽ nhằm tất cả vào việc công bố thông tin nhiều hơn nữa. Nhưng việc công bế nhiều thông tin hơn tự nớ vẫn chưa đủ. Các
thị trường cũng cần được khích lệ để sử dụng thông tin. Không thể dựa vào các cổ đông của ngân hàng để kiểm soát các rủi ro
mà ngân hàng của họ có thể gặp phải. Một ngân hàng (và
những người chủ số hữu của ngân hàng đó) thật khôn ngoan khi
chấp nhận một cơ may trong việc cho vay đầy rủi ro để đổi lại
nhận được các khoản lợi nhuận cao. Ta cũng không thể dựa vào
những người gửi tiền ở ngân hàng cũng như những người giám sát ngân hàng: vì bảo hiểm cho các khoản tiển gửi (cần để làm giảm đi sự nguy hiểm của việc người ta đổ xô đi rút tiển gửi ở
các hgân hàng ra) đảm bảo các khoản tiền gửi được gửi vào một. cách đều đặn trước khi quá muộn. Điều cân để có được một kỷ luật có hiệu quả là các chủ nợ - những người có khả năng bị thua lỗ nếu ngân hàng hoạt động thiếu thận trọng và không có
phần lợi tức nào từ các khoản cho vay mạo hiểm quá mức.
Theo lập luận của một vài nhà kinh tế học, câu giải đáp cho
vấn để này thật đơn giản. Các nhà kinh tế học này nhấn mạnh đến việc các ngân hàng nên phát hành, theo một tỷ lệ nào đó của khoản tiền gửi ngân hàng, một khoản nhỏ nợ phụ - có nghĩa là, nợ này sẽ không được hoàn trả đủ nếu ngân hàng bị vỡ ng. Những người chủ sở hữu các khoán nợ này (không giống như các cổ đông của ngân hàng) nhận được một lãi suất do thị trường quyết định, thay vì một phần lợi nhuận của ngân hàng;
và không giống những người gửi tiển vào ngân hàng, tiển của
họ lãi suất không được bảo đảm. Như vậy các khích lệ ở đây được sắp xếp một cách hợp lý, nhằm vào việc theo đõi các khoản
vay của các ngân hàng một cách có hiệu quả. Do đó, cái giá của
khoản nợ nây trên thị trường phải phản ánh mức độ rủi ro của các hoạt động ngân hàng. Nếu ngân hàng phải trả một khoản lãi suất cao để thu hút những người mua các khoản nợ phụ của
ngân hàng thì đó là một dấu hiệu đáng lo ngại. 264