Không có hệ thống tỷ giá ngoại hối nào là lý tưởng cả. Dù cho các chính phủ cố định, thả nổi hoặc "quản lý" đồng tiền của
nước mình đi nữa, khó khăn vẫn nổi lên. Việc chọn hai thái cực- 247
hoặc hoàn toàn thả nổi hoặc cố định tuyệt đối - đã được sử dụng
quá nhiều rồi.
Áchentina là nước đã khiến cho các chuyên gia về tỷ giá ngoại hối phải quan tâm. Đồng peso của nước này bị lệ thuộc vào đồng đôla Mỹ theo một sự sắp đặt quy định sự cố định chắc chấn nhất mà ta có thể tưởng tượng, một dạng của việc “đổla hóa” hoàn toàn. Nước này có một hội đồng tiền tệ, hội đồng này
thực sự như đã hứa, khi cần, đổi đôla ra peso ở một tỷ giá ngang bằng mà không có hạn chế nào. Nói một cách khác, cuối cùng
rồi chính phủ của nước này sẵn sàng không những không phản
đối mà còn thúc đẩy việc đôla hóa nền kinh tế của Áchentina được tiến hành một cách đễ đàng hơn, nếu có phải đi đến tình trạng đó. Phần thưởng cho sự rạch rồi này là, hoặc phải là, một sự ổn định về tiển tệ: Không có một dự kiến nào về sự phá giá
của đồng tiển và do đó sẽ tổn tại một lãi suất thấp hơn bình
thường.
Sự rạch ròi này đang rất được ưa chuộng. Sau khi cơ cấu tỷ giá ngoại hối ở châu Âu bị sụp đổ vào đầu thập niên 1990 và sau
đó sự thẩm bại ở Đông Á trong các năm 1997-98 và còn gây kinh
hoàng hơn nữa, nhiều nhà kinh tế học đi đến kết luận rằng, nếu
ta giữ các tỷ giá ngoại hối như thế nào đó ở mức cố định, nhưng không hoàn toàn cố định, là một sai lầm lồn. Ngày nay, người ta tán thành rằng nhờ sức mạnh của các thị trường vốn toàn cầu, con đường do dự nửa vời sẽ không dẫn đến thành công. Ta phải
ấp dụng một trong những "giải pháp góc", chọn một thái cực nào
đó, hoặc là để cho đồng tiền của ta được tự do thả nổi, hoặc ở thái cực kia - phải cố định đồng tiền một cách đứt khoát vào một liên minh tiển tệ (như ở châu Âu) hoặc thông qua một hội đồng
tự điều hành chính sách tiển tệ của mình, cách thứ hai là chịu
khuất phục sức mạnh để đổi lấy một tỷ giá ngoại hối ổn định. Theo quan điểm mới thì các cố gắng nhằm sử dụng cả hai cách này mỗi cách một chút sẽ được xem như bị thất bại ngay từ đầu, vì lẽ những cố gắng đó tạo ra điều kiện cho các khủng hoảng tài
chính.
Cách tư duy này đã giúp Quỹ Tiền tệ quốc tế ME) một sự
gợi ý và những điều kiện mà Quỹ này đời hỏi khi cho vay vốn.
Hoa Kỳ đặc biệt chú ý khuyến khích các nước khác nên đi theo hoặc cách này hoặc cách kia. Nhiều nước đang phát triển đã
thực hiện như vậy và giờ đây đã thả nổi đồng tiễn của mình. Áchentina là một điển hình, cho đến nay là một điển hình hiếm
hoi, của một nước đã chọn cách tiếp cận thứ hai được đưa ra.
Thật không may, mọi việc đều không tiến triển tốt ở
Áchentina. Hiện nước này đang chuẩn bị vay một khoản tiển
của Quỹ Tiền tệ quốc tế và của chính phủ các nước khác, đây là
khoản vay nợ nước ngoài lớn nhất cứu nguy cho Áchentina kể từ
lần Braxin cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự vào tháng 1 năm
1999. Tỷ lệ thất nghiệp ở Áchentina là 15%, đồng lương giảm và
lượng hàng hóa sẵn xuất ra bị ứ đọng. Còn về ổn định tiền tệ,
lãi suất tính cho các trái phiếu của Áchentina gần đây nhất cao
hơn lãi suất tương đương của Hoa Kỳ là 10% - điểu này phẩn
ánh không phải nỗi lo đồng peso bị phá giá mà là nguy cơ vỡ ng. Một phần nguyên nhân của tình trạng khó khăn này là đồng đôia mạnh đã kéo đổng peso lên cao gây tác động xấu cho nền kinh tế của Áchentina và với một chính sách tiền tệ bị phong tổa, chính phủ Áchentina khó kích thích mức cầu ở nước này.