Danh sách các nước có nền kinh tế yếu kém ngày càng dài hơn. Tính đến quý lÍ năm nay, mức tăng trưởng GDP của Mỹ
giảm xuống đến mức thấp nhất trong gần 10 năm qua. GDP của Nhật Bản hầu như giảm mạnh trong hai quý liên tiếp; mức sản
xuất công nghiệp của Nhật Bản giảm mạnh với tỷ lệ sụt giảm hàng năm là 17% trong sáu tháng đầu năm nay. Niềm tin của
giới kinh đoanh Đức đã sụt giảm đến mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Và một số nền kinh tế đang nổi trội, bao gồm Mêhicô và Xinhgapo, đã hoàn toàn rơi vào suy thoái.
Mặc dù Mỹ đang có một cuộc hạ cánh đầy khó khăn nhưng
cho đến nay, nước này đã thoát khỏi được một sự suy thoái thực sự, theo định nghĩa là GDP giảm trong hai quý liên tiếp. Nhưng liệu có khả năng toàn bộ nền kinh tế của thế giới bị suy thoái
mà nền kinh tế Mỹ thực sự thoát khỏi không? Câu trả lời tùy
thuộc vào việc ta hiểu từ "suy thoái" như thế nào.
Mức sản xuất công nghiệp toàn cầu giảm theo tỷ lệ hàng
năm là 6% trong nửa đầu năm nay, mức giảm sút mạnh nhất
trong hai thập kỷ qua. Nhưng mức tăng trưởng GDP toàn cầu vẫn ở thế tích cực và hầu hết các nhà kinh tế học vẫn còn dự báo
mức tăng trưởng toàn cầu tăng ít nhất là 2% trong năm nay. Như vậy tại sao lại đề cập đến tình teạng suy thoái trên toàn thế giới?
Trong mỗi một nền kinh tế, tình trạng suy thoái kinh tế lên quan đến việc GDP của nền kinh tế đó giảm sút. Theo định
nghĩa đó, thế giới chưa rơi vào tình trạng suy thoái thực sự kể từ những năm 1930 cho đến nay: chẳng hạn như tình trạng suy
thoái ở Mỹ luôn luôn được bù lại bằng sự tăng trưởng kinh tế ở
nơi khác trên thế giới. Những năm 1975, 1982 và 1991 được xem như tà những năm thế giới bị suy thoái, tuy nhiên, theo các
số liệu của tập san Viễn cảnh kinh tế Thế giới do Quỹ Tiền tệ Quốc tế xuất bản, thì GDP toàn cầu đã tăng trong những năm
đó với các mức tăng cho từng năm là 1,9%, 1,2% và 1,4%.
Những người hoài nghi có thể nói rằng trong cả 3 năm kể trên nước Mỹ đã rơi vào tình trạng suy thoái và người Mỹ nghĩ
rằng họ là cả thế giới. Tuy nhiên, có lý do rất hợp lý để ta định
nghĩa những năm vừa nêu trên là những năm mà thế giới bị suy thoái - một lý do đưa ra những thiếu sót trong định nghĩa
truyền thống cho rằng khái niệm suy thoái chỉ có trong một nền
kinh tế riêng lẻ. l
Do đó một định nghĩa có thể dễ hiểu hơn về khái niệm suy
thoái có thể là khi tỷ lệ tăng trưởng giảm một cách đáng kể (có 1ẽ ít nhất là giảm đến 2%) đưới mức tăng trưởng tiểm năng lâu
dài của các nước đó khiến cho nạn thất nghiệp gia tăng. Trong thực tế, việc ước tính các tỷ lệ tăng trưởng tiểm năng là cực kỳ khó - đặc biệt là ở Mỹ trong những năm gần đây. Một phỏng đoán chính xác nhất là tỷ lệ tăng trưởng tiểm năng của thế giới ở mức từ 3,5% đến 4%, vì thế mức tăng trưởng chậm lại dưới 2%
phải được coi như là suy thoái.
Không phải chỉ có định nghĩa về suy thoái toàn cầu là gây tranh cãi. Các con số thực của mức tăng GDP toàn cầu cũng nên ;aang một “cảnh báo về sức khỏe” của nền xinh tế thế giới. Một
ngân hàng đầu tư, Morgan Stanley, tiên đoán mức tăng trưởng
toàn cầu trong năm nay là 2,4%, giảm từ 4,8%. Mặt khác, ngân
hàng jJ.P. Morgan có một dự đoán bi quan hơn - mức tăng trưởng của thế giới trong năm nay chỉ là 1,6%. Tuy nhiên, một cuộc điều tra chặt chế hơn phát hiện ra rằng sự khác biệt giữa hai dự báo phần lớn là đo sử đụng các phương pháp khác nhau
để cộng các tỷ lệ tăng trưởng cửa từng nước cá biệt lại với nhau.
Ngân hàng Morgan Stanley, cũng giống như Quỹ Tiển tệ Quốc tế, sử dụng các đơn vị đo dựa trên GDP của các nước được đo theo sức mua ngang giá (PPP), cách đo này điểu chỉnh lại những khác biệt của các mức giá giữa các nước. Ngân hàng J. P, 2
Morgan sử dụng các đơn vị đo trên GDP tính theo các tỷ giá hối
đoái trên thị trường. Phương pháp sức mua ngang giá nghiêng
về phía nền kinh tế của các nước đang nổi lên, đặc biệt là Trung
Quốc, - vì nền kinh tế của các nước này tăng nhanh hơn nền
kinh tế của các nước giàu, nên dùng số liệu căn cứ trên phương
pháp sức mua ngang giá để mô tả mức tăng trưởng toàn cầu cho
kết quả cao hơn. Tuy nhiên, cho đù ta có sử đụng bất cứ cách đo
nào đi nữa thì nền kinh tế thế giới vẫn đang cận kể tình trạng suy thoái một cách đáng lo ngại.