+ C.2 Hiện tượng xảy ra với chốt ngang chứng tỏ điều gì ? ( Khi dãn nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn ). + C.3 Khi co lại vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn .
@. Từ kết quả thí nghiệm trên rút ra kết luận . Khi co dãn vì nhiệt nếu gặp vật ngăn cản thì hiện tượng xảy ra như thế nào ?
+ C.4 a. Khi thanh thép nở ra vì nhiệt nó gây ra
lực rất lớn.
b. Khi thanh thép co lại vì nhiệt nó cũng gây ra lực rất lớn.
* Hoạt động 3 : Vận dụng.
@. Treo tranh vẽ hình 21.2 – 21.3 – nêu câu hỏi.
. Suy nghĩ trả lời.
+ C.5 Có để một khe hở. Khi trời nóng, đường rây dài ra do đó nếu không để khe hở, sự nở vì nhiệt của đường rây sẽ bị ngăn cản, gây ra lực rất lớn làm cong đường rây ( GV giới thiệu thêm về phần “ có thể em chưa biết “ ).
+ C.6 Không giống nhau. Một đầu được đặt gối lên các con lăn, tạo điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên mà không bị ngăn cản.
* Hoạt động 4 : Nghiên cứu băng kép .
@. Giới thiệu cấu tạo của băng kép – Hướng dẫn h/s lắp thí nghiệm.
. Tiến hành làm thí nghiệm – Trả lời các câu hỏi.
+ Lần thứ I : Mặt đồng ở phía dưới ( h.21.4a ). + Lần thứ II : Mặt đồng ở phía trên ( h.21.4b ). + C.7 Đồng và thép nở vì nhiệt như nhau hay khác nhau ? ( Khác nhau ) .
+ C.8 Cong về phía thanh đồng. Đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên thanh đồng dài hơn và nằm phía ngoài vòng cung .
+ C.9 Có và cong về phía thanh thép. Đồng co lại vì nhiệt nhiề hơn thép, nên thanh đồng ngắn hơn, thanh thép dài hơn và nằm phía ngoài vòng cung.
. Băng kép được ứng dụng như thế nào ?
2. Kết luận :
Khi co dãn vì nhiệt nếu bị ngăn cản thì vật rắn có thể gây ra những lực rất lớn.
II. Băng kép.
- Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại.
* Ứng dụng : Băng kép được dùng vào
việc đóng - ngắt tự động mạnh điện.
4. Củng cố :
- Khi co dãn vì nhiệt nếu gặp vật ngăn cản có thể gây ra hiện tượng gì ?
- Đồng và thép có nở vì nhiệt như nhau không ? Tại sao ?
- C. 10 Khi đũ nóng, băng kép cong lại về phía thanh đồng làm ngắt mạch điện. Thanh đồng nằm trên.
- BT 21.1 Khi rót nước nóng ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng nước này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích. Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.
- BT 21.2 Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì lớp thuỷ tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thuỷ tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thuỷ tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thuỷ tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ. 5. Dặn dò : - Học bài. - BT 21.3 → 21.6 – GV hướng dẫn BT. - Hoàn chỉnh vở BT. - Đọc phần “ Có thể em chưa biết “.
- Chuẩn bị bài : “ Nhiệt kế – Nhiệt giai “.
- Khi bị sốt Bác sĩ thường dùng dụng cụ gì để đo nhiệt độ cơ thể .
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày dạy /3/2007
Tiết 25 Bài :
NHIỆT KẾ – NHIỆT GIAI
I/MỤC TIÊU :
1/ Kiếm thức:
- Nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau.
- Phân biệt được nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai và có thể chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia.
2/ Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân biệt các loại nhiệt kế.
- Có kỹ năng sử dụng các loại nhiệt kế đúng với yêu cầu.
- Có kỹ năng đổi từ oC oF và ngược lại. 2/ Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc trong khi quan sát các laọi nhiệt kế.
- Tôn trong các yêu cầu của GV.
II/CHUẨN BỊ :
- Một ích nước đá, một phích nước nóng.
- Một nhiệt kế rượu, một nhiệt kế thuỷ ngân, một nhiệt kế y tế.
- Hình vẽ 22.5 /69. III/ Phương pháp: - Đàm thoại. - Trực quan. - Thực nghiệm. IV/ TIẾN TRÌNH : 1/ Ổn định : kiểm diện 2/ Kiểm tra bài cũ :
HS 1:
- Khi co dãn vì nhiệt nếu gặp vật ngăn cản thì xảy ra hiện tượng gì ? ( gây ra những lực rất lớn ) .
- Khi bị đốt nóng hay làm lạnh băng kép hiện tượng gì xảy ra ? Nêu ứng dụng của băng kép .
( Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều bị cong lại . Băng kép được dùng vào việc đóng – ngắt tự động mạch điện ) .
HS 2:
- BT 21.3 : Khi nguội đi ,thanh rivê co lại , giữ chặt hai tấm kim loại .
- BT 21.4 : Hình 21.2a : Khi nhiệt độ tăng ; hình 21.2b : Khi nhiệt độ giảm .
3/Giảng bài mới :
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
HĐ 1 : Tổ chức tình huống học tập.
Thường phải dùng dụng cụ nào để có thể biết chính xác người ấy có sốt hay không ? HĐ2 : Thí nghiệm về cảm giác nóng lạnh.
Hướng dẫn h/s thực hiện thí nghiệm hình 22.1 và 22.2 – thảo luận và rút ra kết luận từ TN.
HS tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV .
Gợi ý cho h/s nhớ lại bài nhiệt kế đã học ở lớp 4 để trả lời các câu hỏi sau :
C1 : Cảm giác của tay không cho phép xác định chính xác mức độ nóng lạnh.
* HĐ3 : Tìm hiểu nhiệt kế.
Nêu cách tiến hành thí nghiệm và mục đích của thí nghiệm – hình 22.3 ; 22.4 SGK / 68 . Cho HS quan sát 3 loại nhiệt kế và treo hình vẽ 22.5, yêu cầu học sinh quan sát để trả lời câu hỏi .
Đọc và trả lời C3 – Điền vào bảng 22.1 .
- Yêu cầu học sinh lên bảng hoàn chỉnh C3 – Học sinh dưới lớp nhận xét .
Hướng dẫn học sinh trả lời câu 4 .
I. Nhiệt kế .
- Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.
- Nguyên tắc hoạt động : Dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
- Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như : Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế y tế …
Thảo luận nhóm về tác dụng của chỗ thắt ở nhiệt kế y tế .
* Hoạt động 4 : Tìm hiểu các loại nhiệt giai.
Giới thiệu nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai – Cho học sinh xem hình vẽ nhiệt kế rượu , trên đó nhiệt kế được ghi cả hai thang nhiệt giai : Xenxíut Farenhai
Nước đá đang tan : 0oC 32oF Nước đang sôi : 100oC 212oF Từ đó rút ra 10C tương ứng 1,8oF
Gọi học sinh trả lời câu 5 – Hướng dẫn học sinh cách chuyển nhiễt độ từ nhiệt giai Xenxiút sang nhiệt giai Farenhai và ngược lại .