0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phân tích hiệu quả huy động vốn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH ĐĂK LĂK (FULL) (Trang 66 -66 )

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Phân tích hiệu quả huy động vốn

Nhƣ trình bày về nội dung phân tích hiệu quả huy động vốn ở chƣơng 1, trên cơ sở phân tích sự chênh lệch giữa lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra để thấy đƣợc mức độ phù hợp giữa chi phí huy động vốn và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Ta có bảng số liệu lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra nhƣ sau:

Bảng 2.10 Lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra từ năm 2011 - 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm Năm Năm So sánh

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Lãi suất bình quân đầu vào 12,23% 9,67% 6,62% -2,54% -3,07%

Lãi suất bình quân đầu ra 17,72% 12,03% 8,45% -5,69% -3,58%

Chênh lệch 5,49% 2,34% 1,83% - -

(Nguồn: Báo cáo quyết toán vốn VietinBank Đắk Lắk)

Qua số liệu ta thấy, năm 2011 lãi suất bình quân đầu vào là 12,23%, tƣơng ứng với đó là lãi suất bình quân đầu ra là 17,72%, chênh lệch 5,49%. Qua năm 2012 và năm 2013 có chiều hƣớng giảm xuống: lãi suất bình quân đầu vào năm 2012 giảm 2,54%, năm 2013 giảm 3,07%; lãi suất bình quân đầu ra năm 2012 giảm 5,69%, năm 2013 giảm 3,58%. Chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra qua các năm cũng giảm dần, năm 2011 chênh lệch 5,49%, năm 2012 giảm còn 2,34%, đến năm 2013 con số này tiếp tục giảm còn 1,83%; điều này diễn ra hầu hết tại các ngân hàng. Vì vậy, hoạt động trong hai năm trở lại đây đã ổn định và phát triển. Nguyên nhân của việc giảm lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra và sự chênh lệch giữa hai lãi suất này là do trƣớc tình hình lãi suất huy động và cho vay leo thang trong năm 2011, NHNN đã liên tục đƣa ra

những quy định khống chế trần lãi suất nhằm điều chỉnh và kiểm soát tình hình huy động vốn trong cả nƣớc.

Sự thay đổi lãi suất liên tục đã làm ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói chung và ảnh hƣởng đến chi phí huy động vốn nói riêng:

Bảng 2.11 Chi phí huy động vốn từ năm 2011 - 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2012/2011 2013/2012

2011 2012 2013 (+),(-) (%) (+),(-) (%) 1. Tổng tiền huy động bình quân 963 1.282 1.335 319 33,16 53 4,13 2. Chi phí huy động 118 124 88 6 5,35 -36 -28,71 - Chi phí trả lãi 115 122 85 7 6,09 -37 -30,33 - Chi phí khác về huy động 3 2 3 -1 -25,93 1 70,00 3. Chi phí huy động/Tổng huy động BQ (%) 12,23 9,67 6,62 - -2,55 - -3,05

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VietinBank Đắk Lắk)

Từ bảng 2.11 cho thấy, năm 2011, để huy động đƣợc 100 đồng, ngân hàng phải bỏ ra 12,23 đồng; năm 2012, để huy động đƣợc 100 đồng, ngân hàng phải bỏ ra 9,67 đồng, giảm 2,55 đồng so với năm 2011; năm 2013, để huy động đƣợc 100 đồng, ngân hàng phải bỏ ra 6,62% đồng, giảm 3,05 đồng so với năm 2012. Năm 2011, ngân hàng phải chi cho hoạt động huy động vốn cao nhất trong 3 năm; nguyên nhân do cơn sốt lãi suất huy động với việc chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng trên địa bàn, đặc biệt là các ngân hàng vừa và nhỏ. Đến năm 2012 và 2013, có sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nƣớc lãi suất huy động giảm dần nên chi phí cho huy động của chi nhánh đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, năm 2011 so với mặt bằng chung trên địa bàn thì chi phí huy động của chi nhánh cao hơn, đến năm 2013 thì chi phí này thấp hơn.

Qua phân tích kết quả kinh doanh và chi phí huy động vốn của chi nhánh giai đoạn năm 2011 - 2013 cho thấy: năm 2011 với tình hình lãi suất huy

động vốn tăng cao, cuộc chạy đua về lãi suất giữa các ngân hàng trên địa bàn dẫn đến VietinBank Đắk Lắk phải bỏ ra chi phí cao trong công tác huy động vốn. Ngoài ra, năm 2011 số dƣ huy động thấp nên chi nhánh phải đi vay VietinBank Hội sở làm tăng chi phí trả lãi tiền vay. Điều này cũng ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của chi nhánh. Đến năm 2012 và 2013, sự ổn định dần của lãi suất huy động và số dƣ huy động của chi nhánh tăng lên, làm cho chi phí huy động giảm và chi phí trả lãi vay giảm, góp phần kết quả kinh doanh có hiệu quả.

Qua đây ta thấy đƣợc việc kiểm soát chi phí trong công tác huy động vốn là một công việc quan trọng nhằm đảm bảo nguồn vốn huy động sử dụng hiệu quả.

* Quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Bảng 2.12 Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn từ năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Huy động vốn 1.033 1.417 1.496 - Không kỳ hạn 260 366 436 - Ngắn hạn 701 872 813 - Trung, dài hạn 72 179 247 2. Sử dụng vốn 2.366 2.834 3.142 - Cho vay ngắn hạn 1.489 1.916 2.292

- Cho vay trung, dài hạn 876 918 851

3. Tỷ trọng sử dụng vốn/huy động vốn 229,00% 200,03% 210,06%

- Ngắn hạn 154,96% 154,80% 183,47%

- Trung, dài hạn 1217,23% 512,83% 344,47%

Qua bảng số liệu 2.12 cho thấy, phần lớn vốn huy động của Viettinbank Đắk Lắk đƣợc dùng để đầu tƣ cho tín dụng, sử dụng vốn chiếm tỷ trọng rất cao so với nguồn vốn huy động. Qua 3 năm (2011 - 2013) VietinBank Đắk Lắk phải vay vốn VietinBank Hội sở mới đáp ứng đủ nhu cầu cho vay tại chi nhánh. Năm 2011, tỷ trọng sử dụng vốn trung và dài hạn so với huy động vốn trung và dài hạn rất cao, đến năm 2012 và 2013 tỷ trọng này giảm dần. Vì vậy, việc quản lý, tính toán về quy mô, kỳ hạn của nguồn vốn huy động, các khoản đến hạn, các khoản cho vay, các khoản tiền gửi VietinBank Hội sở sao cho phù hợp, đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận là vấn đề đặt lên hàng đầu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH ĐĂK LĂK (FULL) (Trang 66 -66 )

×